Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cuộc đời ít người biết của anh hùng phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy bắn rơi 7 máy bay Mỹ

Nhập ngũ lúc 17 tuổi và chưa biết đi xe đạp, bằng sự cố gắng của mình, cậu trai làng trở thành phi công huyền thoại với kỳ tích bắn rơi 7 máy bay Mỹ bằng MiG17.

Video: Cuộc đời anh hùng phi công huyền thoại bắn rơi 7 máy bay Mỹ

Nguyễn Văn Bảy tên thật là Nguyễn Văn Hoa là con thứ bảy trong gia đình. Do người Nam Bộ hay gọi theo thứ tự nên dần cái tên Nguyễn Văn Bảy thành tên chính. Ông sinh tại huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp).

Năm 1953 (17 tuổi), ông bị ba mẹ ép cưới vợ. Nhưng vì không muốn lập gia đình sớm, ông trốn ba mẹ tham gia cách mạng và trở thành du kích. Năm 1954, ông tại ngũ trong đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết ra miền Bắc

Năm 1960, ông Bảy là một trong số rất ít người được chuyển từ sư đoàn bộ binh sang không quân, rồi được chọn đi học lái máy bay.

Nhập ngũ lúc 17 tuổi và chưa biết đi xe đạp, bằng sự cố gắng của mình, cậu trai làng trở thành phi công huyền thoại với kỳ tích bắn rơi 7 máy bay Mỹ bằng MiG17. (Ảnh: Thy Huệ).

Năm 1960, ông Bảy được chuyển binh chủng từ bộ binh sang không quân, theo học lớp lái máy bay phản lực ở Liên Xô.

Trước đó, do học chưa hết lớp 3, ông phải học ở Trường bổ túc văn hóa Lạng Sơn và được phổ cập từ lớp 4 lên lớp 10. Ban đầu ông học lái máy bay Yak-52, sau đó chuyển dần lên Mig15, Mig17.

Tháng 4/1965, ông hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp trở về nước, đáp máy bay xuống sân bay Gia Lâm.

Về nước, ông được phân công vào biệt đội MIG 17 chuẩn bị phản ứng nhanh khi máy bay địch xâm nhập bầu trời Hà Nội.

Từ năm 1965 - 1967, phi công Nguyễn Văn Bảy tham gia vào 13 trận đánh khốc liệt trên bầu trời miền Bắc, tiêu diệt 7 máy bay hiện đại, tối tân của Mỹ lúc bấy giờ như: Thần sấm F105, con ma F4H hay thập tự quân F8C...

Với chiến công lẫy lừng ấy, ông là 1 trong 3 phi công đầu tiên của Việt Nam được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1967. Lúc này ông 31 tuổi mang quân hàm thượng úy binh chủng Phòng không- Không quân.

Vinh dự hơn ông còn được nhận Huy hiệu Bác Hồ.

Điều tự hào rất lớn và là niềm hạnh phúc cả đời của một sĩ quan cao cấp không quân là ông vinh dự được gặp Bác Hồ rất nhiều lần. Lần đầu tiên khi ông bắn cháy máy bay, Bác đã gọi ông đến khen ngợi và động viên rất nhiều.

Tháng 4 năm 1966, ông tổ chức đám cưới với bà Trần Thị Niên là đồng hương, học sinh miền Nam tập kết ở sân bay Cát Bi. 

Ngày 1/1/1967, ông được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Khi được tuyên dương, mang cấp bậc Thượng úy, Đại đội phó Đại đội 1 không quân, thuộc Trung đoàn 923, Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân.

Năm 2009, ông cùng vợ về nơi chôn nhau cắt rốn ở ấp Hậu Thành (tỉnh Đồng Tháp) dựng ngôi nhà nhỏ bên bờ ao nuôi cá, trồng lúa, chăn heo. (Ảnh: Thy Huệ).

Thời gian sau đó, ông dần được thăng lên hàm Đại tá và giữ nhiều chức vụ trong Quân chủng như Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó Tư lệnh Sư đoàn 372, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông Bảy đã 7 lần được thưởng 7 chiếc Huy hiệu Bác Hồ về những chiến công đặc biệt xuất sắc. Ngày Bác Hồ mất, ông được đứng túc trực sau linh cữu của Người trong suốt quá trình tổ chức lễ tang.

Ngày 9/9/1969, vào thời điểm thiêng liêng tổ chức truy điệu Bác, ông còn được Đảng và Nhà nước phân công chỉ huy biệt đội MIG 17 của Thủ đô Hà Nội gồm 12 chiếc bay qua Quảng trường Ba Đình để tiễn đưa Bác vào cõi vĩnh hằng.

Năm 1975, ông tiếp quản sân bay Cần Thơ và tham gia điều hành các sân bay khác ở miền Nam như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ và chỉ huy làm nhiệm vụ tại Campuchia.

Năm 1989, nghỉ hưu, ông làm Trưởng ban liên lạc cựu chiến binh Không quân tại TP.HCM.

Năm 1990, ông Bảy nghỉ hưu và được đơn vị cấp đất ở tại TP.HCM, tuy nhiên sống một thời gian ông cảm thấy bí bách không hợp nên quyết định về thị trấn Lai Vung đào ao nuôi cá.

Năm 2009, vùng đất này cũng bị đô thị hóa nên ông giao nhà cho con gái và cùng vợ về nơi chôn nhau cắt rốn ở ấp Hậu Thành (tỉnh Đồng Tháp) dựng ngôi nhà nhỏ bên bờ ao nuôi cá, trồng lúa, chăn heo.

21h ngày 22/9/2019, bệnh tình nghiêm trọng, ông từ trần tại Bệnh viện quân y 175 (TP.HCM) ở tuổi 84. (Ảnh: Thy Huệ).

Ngày 16/9/2019, ông bị đột quỵ trong khi đang làm vườn tại nhà nhỏ ở ấp Hậu Thành (Đồng Tháp).

Biết tin ông lâm bệnh, nhiều cựu binh Mỹ - những người từng là kẻ thù của ông trong các trận chiến năm xưa đã gấp rút gửi điện thư hỏi thăm và động viên sức khoẻ ông.

Đến 21h ngày 22/9/2019, bệnh tình nghiêm trọng, ông từ trần tại Bệnh viện quân y 175 (TP.HCM) ở tuổi 84.

Thy Huệ

Tin mới