Tuổi thọ luôn là điều mà con người khao khát. Ai cũng mong muốn sống lâu trăm tuổi, tận hưởng cuộc sống bên con cháu. Bí quyết trường thọ luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Mới đây, cụ bà Helen Tensley (105 tuổi) là cư dân vùng Clarksville, Mỹ chia sẻ về loại thực phẩm mình ăn mỗi ngày để có được sức khỏe dẻo dai, sống lâu như vậy. Điều bất ngờ là thứ mà cụ bà lựa chọn lại là món ăn mà nhiều người "thấy ghét".
Sống hơn một thế kỷ với lối sống trong lành, không thuốc lá, ít rượu bia, cụ bà Helen Tensley còn có một thói quen đặc biệt hơn cả: mỗi ngày đều đặn ăn một tép tỏi. Mùi vị của tỏi tuy có thể khiến nhiều người e ngại, nhưng lợi ích sức khỏe mà nó mang lại đã thuyết phục không ít người, trong đó có cụ bà Helen Tensley, đưa nó vào thực đơn hàng ngày.
Tỏi cực tốt cho sức khỏe nhưng ít người biết hết công dụng. (Ảnh: Getty Images)
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa việc ăn tỏi thường xuyên với tuổi thọ con người. Nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Nutrients đã phân tích dữ liệu từ hơn 27.000 người tham gia, cho thấy những người ăn tỏi ít nhất một lần một tuần có khả năng sống lâu hơn những người không ăn tỏi.
Kết quả nghiên cứu năm 2018 của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy ăn tỏi có thể giúp giảm cholesterol LDL "xấu", từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu khác cũng khám phá ra các đặc tính chống ung thư, kháng viêm, tăng cường miễn dịch... của tỏi, góp phần bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Ăn tỏi thế nào để tốt cho sức khỏe?
- Ăn tỏi sống: Đây là cách tốt nhất để hấp thụ allicin, hợp chất quý giá nhất trong tỏi. Nên đập dập hoặc băm nhỏ tỏi trước khi ăn để kích hoạt allicin. Có thể ăn trực tiếp hoặc kết hợp với mật ong, chanh.
- Nấu chín: Tỏi được sử dụng trong hầu hết các món ăn, từ xào, nấu, nướng đến kho, rim... Tuy nhiên, nhiệt độ cao có thể làm giảm lượng allicin. Để hạn chế điều này, nên thêm tỏi vào cuối quá trình nấu.
- Tỏi ngâm: Tỏi ngâm giấm, tỏi ngâm mật ong... vừa dễ ăn, vừa bảo quản được lâu, lại có tác dụng tăng cường sức khỏe.
- Tỏi đen: Tỏi đen được lên men từ tỏi tươi, có hàm lượng các chất chống oxy hóa cao hơn, vị ngọt nhẹ, dễ ăn hơn tỏi tươi.
- Liều lượng: Mỗi ngày nên ăn khoảng 2-3 tép tỏi, tương đương 4g tỏi tươi. Không nên ăn quá nhiều tỏi vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó tiêu, ợ nóng, hôi miệng...
- Thời điểm: Nên ăn tỏi vào buổi sáng khi bụng đói để tăng cường hấp thu allicin. Tuy nhiên, những người có vấn đề về dạ dày nên ăn tỏi sau bữa ăn.
- Kết hợp với thực phẩm khác: Tỏi kết hợp với mật ong, chanh, gừng... sẽ tăng cường hiệu quả cho sức khỏe.
- Chế biến đúng cách: Để giữ được nhiều allicin nhất, nên đập dập hoặc băm nhỏ tỏi, để khoảng 10-15 phút trước khi ăn hoặc nấu.
Tỏi có thể sử dụng theo nhiều cách để nâng cao sức khỏe. (Ảnh: Istock)
Lưu ý khi ăn tỏi
- Người có vấn đề về dạ dày: Nên ăn tỏi với lượng vừa phải, sau bữa ăn, hoặc sử dụng tỏi ngâm, tỏi đen để giảm kích ứng dạ dày.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi.
- Người đang dùng thuốc chống đông máu: Tỏi có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu, nên cần thận trọng khi sử dụng.
- Người chuẩn bị phẫu thuật: Nên ngừng ăn tỏi ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật vì tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.