Nguyễn Phúc Ngọc Châu
Nguyễn Phúc Như Mai
Công chúa Như Mai - con gái trưởng vua Hàm Nghi - là phụ nữ đầu tiên của Việt Nam đỗ thạc sĩ Nông lâm và giành danh hiệu thủ khoa, vượt qua rất nhiều người Pháp. Trong cuốn "Các vương phi, công chúa, nữ cung triều Nguyễn", tác giả Tôn Thất Bình viết, công chúa Như Mai được gửi sang Paris - Pháp học, thi đỗ vào Đại học Nông lâm. Suốt thời gian học, công chúa luôn là sinh viên giỏi.
Tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ Nông lâm ở Pháp, công chúa Như Mai trở lại Algerie sống với vợ chồng vua Hàm Nghi, sau đó quay lại Pháp làm việc và tiếp tục học thêm, lấy bằng về Hóa học.
Sau khi ra trường, bà làm việc tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp, rồi đến tỉnh Dordogne và Correze. Tại tỉnh Correze quê mẹ, công chúa đã mang những gì học được hỗ trợ dân nghèo kỹ thuật trồng trọt nên rất được quý trọng.
Nguyễn Phúc Như Lý
Nguyễn Phúc Hỷ Hỷ
Lấy chồng giàu
An táng cha mẹ tại Việt Nam
Trở về Việt Nam
Không lấy chồng
Mặc dù sống ở Correze nước Pháp nhưng công chúa Như Mai luôn nhớ đến tuổi thơ ở biệt thự Gia Long (Alger). Sau khi vua Hàm Nghi mất, bà cùng các em Như Lý, Minh Đức đưa hài cốt vua từ Algerie về Pháp an táng trong nghĩa trang gia đình tại làng Thonac tỉnh Dordogne, gần tỉnh Correze.
Vợ vua Hàm Nghi là bà Laloe cũng theo công chúa Như Lý, Như Mai về Pháp sinh sống. Năm 1974, vương phi Laloe mất và được an táng trong khu lăng nơi chôn vua Hàm Nghi. Để tỏ lòng chữ hiếu với cha mẹ, công chúa Như Mai quyết định không lấy chồng, ở vậy để thờ cha mẹ.
Lắm vợ
Văn võ
Ăn chơi
Yêu nước
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, Hàm Nghi là vị hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Vua Hàm Nghi có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ông là con thứ năm của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn.
Ông sinh năm 1872 tại Huế.
Vua Hàm Nghi là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng - tức là vua Đồng Khánh sau này.
Lên ngôi khi mới 13 tuổi nhưng vua Hàm Nghi thể hiện rõ tinh thần yêu nước, kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp để rồi bị buộc phải sống cuộc đời lưu đày trên đất khách quê người với nhiều khổ ải.
Trong những năm tháng sống lưu vong, vua Hàm Nghi vẫn luôn thể hiện tinh thần dân tộc của mình, từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống thường ngày đến việc truyền dạy tinh thần ấy cho những người con.
Quảng Bình
Tương truyền, sau khi rời khỏi kinh thành, vua Hàm Nghi cho người xây dựng, cất giấu kho báu gần 1.000 thùng vàng bạc châu báu tại xã Sơn Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nhiều người dân và cơ quan chức năng tiến hành khảo sát, truy tìm kho báu, tuy nhiên đến nay nó vẫn còn là điều bí ẩn.
Quảng Trị
Quảng Ninh
Hà Tĩnh
Sốt xuất huyết
Lao phổi
Viêm gan
Ưng thư dạ dày
Theo Bảo tàng lịch sử Việt Nam, vua Hàm Nghi mất vào ngày 14/1/1944 tại Algerie do bệnh ung thư dạ dày. Thế nhưng, vào thời điểm này, các con vua Hàm Nghi đều ở Pháp không thể kịp tham dự đám tang.
Mãi đến sau tháng 6/1944, sau khi nước Pháp được giải phóng, thì các con vua Hàm Nghi mới sang Algerie.
Tranh vẽ
Tài sản quý giá nhất được vua Hàm Nghi để lại sau khi mất là những bức tranh. Gia đình vua Hàm Nghi không bán tranh này thay vào đó họ tặng những người bạn thân, người thực sự yêu mến nhà vua để kỷ niệm.
Di trúc
Vàng bạc
Cây bút