Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Con gái 6 tuổi bị đánh gãy răng, cha phản ứng quá 'hiền' khiến dân mạng tức giận

(VTC News) -

Cư dân mạng bức xúc chỉ trích cha của cô bé 6 tuổi bị bạn đánh gãy răng, cho rằng anh không chịu bảo vệ con mà chỉ lo làm "hoa hậu thân thiện".

Một người đàn ông ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đang đối mặt với những chỉ trích nặng nề của cộng đồng mạng vì cách phản ứng bị cho là khác thường sau khi con gái bị bắt nạt.

Trên tài khoản Douyin có tên @huodarensheng, anh đăng clip ghi lại cảnh con gái 6 tuổi khóc do bị bắt nạt ở trường, cô bé bị đánh đến mức chảy máu miệng. Trong video, cô bé bày tỏ mong muốn nghỉ học sau khi bị một nhóm bạn cùng lớp dồn vào chân tường. Kết quả khám tại bệnh viện xác nhận bé bị mất một chiếc răng cửa.

Người cha đã bỏ qua sự việc sau khi nhà trường nhanh chóng giải quyết và những học sinh bắt nạt đã xin lỗi con gái anh. (Ảnh: Sohu)

Sau đó, người cha xóa video trên. Ngày 16/10, anh đăng tải một video khác, tuyên bố nhà trường và các phòng ban liên quan đã nhanh chóng giải quyết sự việc, đồng thời lưu ý rằng 7 học sinh bắt nạt đã cùng cha mẹ xin lỗi con gái anh.

Vị phụ huynh này nói, anh không đổ lỗi cho nhà trường vì cha mẹ phải là người chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc giáo dục con cái mình; anh cũng quyết định không yêu cầu cha mẹ 7 học sinh kia bồi thường. Người đàn ông cho biết, gia đình anh sống ở một quận nhỏ chỉ có 210.000 cư dân, ngụ ý rằng việc tạo ra những hiềm khích trong mối quan hệ xã hội là điều không nên.

Người cha nói thêm, luật pháp không quy định trẻ em từ 7 - 8 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, nên cho dù có làm lớn chuyện này cũng vô nghĩa. Ở Trung Quốc, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định là 16 tuổi, trẻ vị thành niên trên 12 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội nghiêm trọng như cố ý giết người hoặc gây thương tích, tùy thuộc vào sự chấp thuận của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Hiện cả nhà trường và chính quyền địa phương đều chưa đưa ra phản hồi chính thức về vụ việc trên. Người cha vẫn có ý định cho con gái mình tiếp tục học ở trường và lớp cũ.

Trong một video đăng ngày 17/10, anh hỏi con gái có muốn chuyển sang một lớp hoặc trường khác không, cô bé kiên quyết trả lời không, nói bé không muốn phải theo học ở một ngôi trường xa lạ. Người cha nhận xét rằng con gái anh có ý chí mạnh mẽ và khả năng tự đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, cách hành xử thiện chí của người cha đối với vụ việc lại gây những phản ứng trái chiều trên mạng xã hội. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, nhiều người gay gắt chỉ trích người cha "quá bình tĩnh, giống như một người xa lạ" và không chấp nhận cách anh xử lý tình huống. 

Nhiều bình luận trên mạng xã hội Douyin cho rằng người cha nên quyết liệt hơn trong việc bảo vệ con gái mình trước nạn bạo lực học đường, sự ôn hòa của anh sẽ khiến cô bé có nguy cơ tiếp tục bị bắt nạt: “Anh đã không làm tròn trách nhiệm của một người cha và không bảo vệ con gái mình”; "Thật tội nghiệp cho một cô bé có người cha không đứng về phía mình. Những kẻ bắt nạt sẽ chỉ nhắm vào cô bé nhiều hơn nếu không phải chịu hậu quả"...

Phía sau khung cảnh bình yên, nhiều đứa trẻ ở Trung Quốc trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Một nghiên cứu do sinh viên Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải thực hiện đã nêu bật tình trạng thiếu hụt số liệu thống kê chính thức về bạo lực học đường ở Trung Quốc.

Một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Tây Nam cho thấy, hơn một nửa số học sinh ở các vùng nông thôn từng bị bắt nạt. Nhiều nạn nhân lên mạng chia sẻ rằng đến nay họ vẫn còn tổn thương; lòng tự trọng thấp là một trong những hậu quả của việc chịu đựng những trải nghiệm như vậy.

Nhiều tài liệu chỉ ra rằng, nạn nhân có xu hướng yêu cầu bồi thường cho những tổn thương về thể xác khi đấu tranh để giành lại công lý và vượt qua nỗi đau tinh thần do bạo lực học đường gây ra.

Nhật Thùy (Nguồn: SCMP)

Tin mới