Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cổ phiếu bất động sản nào 'ăn nên làm ra' nhất năm Kỷ Hợi 2019?

(VTC News) -

Năm Kỷ Hợi 2019 kết thúc với việc nhiều cổ phiếu bất động sản “ăn nên làm ra” hơn dự báo trước đó của giới đầu tư.

Bất động sản luôn là ngành “nóng” nên cổ phiếu bất động sản cũng nhận được sự quan tâm lớn từ giới đầu tư. Năm Kỷ Hợi 2019 ghi nhận nhiều cổ phiếu thăng hoa. Một trong số đó là mã VIC của Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup.

VIC là cổ phiếu có khối lượng giao dịch rất lớn nên không nhiều nhà đầu tư dám kỳ vọng mã này sẽ có nhiều bứt phá sau khi đạt chinh phục thành công mốc 100.000 đồng/CP trong năm Mậu Tuất 2018. Thế nhưng, tới năm Kỷ Hợi 2019, VIC tiếp tục đạt những đỉnh cao mới.

Đóng cửa phiên giao dịch 14/1/2020, thời điểm chỉ còn vài phiên nữa là kết thúc năm Kỷ Hợi 2019, VIC dừng ở mức 115.000 đồng/CP, tăng 16.200 đồng/CP, tương ứng 16,4% so với phiên cuối cùng của năm 2018.

Cổ phiếu bất động sản nào 'ăn nên làm ra' nhất năm Kỷ Hợi 2019?  - 1

VIC là cổ phiếu hút nhà đầu tư nhất năm 2019.

Với đà tăng này, VIC giúp vốn hóa thị trường Vingroup có thêm 54.795 tỷ đồng (khoảng 2,36 tỷ USD) lên 388.980 tỷ đồng (khoảng 16,74 tỷ USD). VIC tiếp tục duy trì vị trí số 1 trong danh sách các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện tại, VIC không chỉ là cổ phiếu bất động sản. VIC sẽ gắn liền với nhiều lĩnh vực có vốn đầu tư “khủng” khác như ô tô, công nghệ với VinFast và Vsmart.

Tăng không mạnh như VIC nhưng VHM của Công ty cổ phần Vinhomes, công ty con của Vingroup cũng có thêm hàng ngàn tỷ đồng. Sau gần một năm giao dịch, VHM tăng 7.250 đồng/CP, tương ứng 9,2% lên 86.300 đồng/CP. Nhờ vậy, vốn hóa thị trường Vinhomes có thêm 24.284 tỷ đồng (khoảng 1,05 tỷ USD).

VHM đang là cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn thứ ba trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ sau Vingroup và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Cùng với VIC, VHM, mã VRE của Công ty Cổ phần Vincom Retail đã làm nên “cổ phiếu họ VIN”. VRE thậm chí có tốc độ tăng mạnh không kém VIC và VHM. Thời gian qua, VRE đã tăng 4.750 đồng/CP, tương ứng 16,4% lên 33.750 đồng/CP.

Sau “họ VIN”, NVL của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland) là cổ phiếu địa ốc có thị giá lớn thứ 4 trên thị trường. Tuy nhiên, trong năm qua, NVL không được may mắn như VIC hay VHM. Sau gần một năm giao dịch, NVL sụt giảm nhẹ. Đóng cửa phiên 14/1/2019, NVL dừng ở mức 55.400 đồng/CP, giảm 840 đồng/CP. Đà giảm này của NVL khiến vốn hóa thị trường Novaland “đánh rơi” 814 tỷ đồng.  

BCM của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp không phải cổ phiếu “quen mặt”. Thế nhưng, BCM lại là cổ phiếu địa ốc có vốn hóa thị trường lớn thứ 5, vượt xa nhiều tên tuổi nổi tiếng khác như FLC, KBC… 

Nhóm cổ phiếu thị giá nhỏ có nhiều biến động mạnh hơn, có mã tăng, có mã giảm. FLC của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC nằm trong danh sách các cổ phiếu địa ốc chịu mất mát không nhỏ. OGC của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương cũng đi lùi. Sau gần 1 năm, OGC giảm 310 đồng/CP, tương ứng 8% xuống 3.570 đồng/CP, thấp hơn rất nhiều so với mệnh giá.

KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc nằm ở chiều ngược lại khi tăng nhẹ. KBC tăng 2.970 đồng/CP lên 16.350 đồng/CP. KBC là một trong số ít doanh nghiệp địa ốc trên sàn hiếm hoi hoạt động trong mảng bất động sản công nghiệp.

Cùng hoạt động trong mảng này với KBC là Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA). Tuy nhiên, ITA "bi đát" hơn rất nhiều. Đóng cửa phiên 14/1 ở mức 2.680 đồng/CP, đây được coi là mức giá rất thấp. 

Châu Anh

Tin mới