Tinh bột nghệ hiện nay khá là phổ biến và hữu dụng. Nhiều người thường kết hợp tinh bột nghệ với mật ong uống hàng ngày. Vậy, có nên uống tinh bột nghệ lâu dài không?
Tác dụng của tinh bột nghệ
Củ nghệ có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học được gọi là curcuminoids, trong đó hoạt chất nhiều nhất là curcumin. Curcumin là một polyphenol chịu trách nhiệm tạo ra màu vàng tươi của nghệ.
Curcumin hoạt tính như một kháng sinh có tác dụng chống viêm rất mạnh. Theo nhiều nghiên cứu, curcumin có thể kiểm soát một số tình trạng viêm, hội chứng chuyển hóa, viêm khớp, kể cả tình trạng lo lắng và tăng lipid máu.
Cũng có bằng chứng lâm sàng cho thấy những lợi ích khác của curcumin như một chất chống vi khuẩn và chất chống ôxy hóa hiệu quả, bao gồm cả tiềm năng chống ung thư của nó.
Ngoài vai trò là loại gia vị thường được sử dụng trong các món ăn của Việt Nam và một số nước châu Á, nghệ còn giàu chất chống ôxy hóa và còn là thực phẩm có thể hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Có nên uống tinh bột nghệ lâu dài không là vấn đề quan tâm của nhiều người.
PGS Lâm cho biết thêm, tại Ấn Độ, người ta thấy số người mắc ung thư đường tiêu hóa thấp hơn so với Mỹ, có thể do chế độ ăn của họ thường sử dụng món cà ri trong đó có nghệ.
Ngoài chất curcumin, nghệ còn chứa hàm lượng sắt và mangan cao cũng như hàm lượng vừa phải của vitamin B6 và kali. Đây đều là những chất quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất của tế bào và giúp tăng cường miễn dịch.
Có nên uống tinh bột nghệ lâu dài không?
Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống nhiễm trùng vừa mau lành lại không để sẹo xấu. Phụ nữ sau khi sinh con ăn cơm nghệ thấy da đẹp hơn và tổn thương ở tử cung, âm đạo mau lành hơn. Nghiên cứu cho thấy tinh chất nghệ (curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày.
Vì thế khi bị viêm loét dạ dày bà con mình dùng nghệ tươi hay tinh nghệ đều tốt cả. Những nghiên cứu tiếp tục công bố curcurmin còn ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày và các nơi khác.
Mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn. Mật ong chứa 13-20% là nước, 75-80% hydrat cacbon (đường glucoza, đường hoa quả, xacarôza…); rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E, K, C, tiền tố vitamin A, acid folic…
Nói chung là rất nhiều vi chất, mật ong chứa đựng hơn 300 vi chất. Các vi chất này gần như là mọi nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, nhiều vitamin, nhiều loại axit và men tiêu hóa…
Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch.
Vì chứa nhiều vitamin nên mật ong thoa lên da sẽ xóa nếp nhăn và có tác dụng dưỡng rất tốt. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axid nên các triệu chứng đau rát mất đi.
Nhờ những kết quả nghiên cứu như vậy nên người ta thường dùng nghệ và mật ong làm thuốc chữa đau dạ dày. Thường mỗi ngày dùng 12g nghệ trộn với 6g mật ong làm thành viên uống, kết quả rất tốt. Nếu bạn uống nghệ và mật ong thường xuyên thì vừa bổ dưỡng, an thần lại lành vết loét dạ dày. Đây là món ăn vị thuốc, vì thế bạn không phải lo lắng khi sử dụng chúng thường xuyên và lâu dài.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề "Có nên uống tinh bột nghệ lâu dài không?" rồi phải không.