Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Có ai biết: Vì sao Tết Đoan Ngọ còn gọi là ‘tết nửa năm’ dù mới rơi vào tháng 5?

Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) là một ngày tết truyền thống của Việt Nam và các quốc gia Đông Á như Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết diệt sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Người Việt xưa ăn tết vào tháng 11 Âm lịch (gọi là tháng Tý). Vì thế, tháng 5 chính là giữa năm, cũng là lúc kết thúc vụ Chiêm bước vào vụ Mùa. Thời điểm này, người dân sẽ làm lễ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng mùa vụ thành công.

Tùy từng đặc điểm vùng miền mà cơm rượu sẽ có những hình thức rất khác nhau.

Sau này, ngày 5/5 ở Nhật được gọi là Ngày thiếu nhi để tránh sự phân biệt giới tính, và là một trong những ngày quốc lễ. Người Nhật sẽ làm bánh mochi để cúng và ăn trong dịp lễ này.

Ở đất nước này, ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm là ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước và nhiều nơi đã diễn ra các hoạt động dân gian như đua thuyền rồng, mang theo túi thơm, làm đèn lồng và trang trí lại nhà cửa.…

Tết Đoan Ngọ được gọi là Dano, là một trong 3 lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người dân nước này. Hội liên hiệp quốc công nhận Tết Đoan Ngọ vào ngày 5/5 là “di sản văn hóa phi vật thể” của Hàn Quốc. 

Vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về quây quần cùng gia đình vào dịp lễ này.

 

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới