Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Có ai biết: Một số quốc gia cấm tổ chức thi hoa hậu vì lý do không ngờ

Những thông tin bên lề xoay quanh các cuộc thi nhan sắc có thể khiến bạn ngạc nhiên đấy!

Vào thời đó, các cuộc thi sắc đẹp được tổ chức với mục đích chính là giải trí, và cũng là để tuyển vợ cho hoàng tộc và giới quý tộc.

Ý tưởng về cuộc thi sắc đẹp kể từ sau những cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên (thế kỷ 18) được manh nha tổ chức tại Mỹ, khởi xướng bởi ông Phineas Taylor Barnum - người chuyên tổ chức các cuộc thi sắc đẹp cho chó, hoa lá và cả các em bé sơ sinh. Về sau, cuộc thi của ông dần tập trung vào vẻ đẹp hình thể của phụ nữ nhiều hơn, nhưng đã gặp một sự phản kháng dữ dội từ cộng đồng, khiến cho cuộc thi không được tổ chức thành công.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều cuộc thi khác như: Cuộc thi người đẹp biển - mục đích là tìm ra người có thân hình đẹp nên các thí sinh không cần phải để lộ mặt; Cuộc thi Hoa hậu "mắt đẹp" - nơi thí sinh che hết mặt chỉ để lộ đôi mắt; Cuộc thi mắt cá chân đẹp, tương tự như Cuộc thi chân đẹp, người tham gia chỉ để lộ phần chân. 

Một số người cho rằng các cuộc thi sắc đẹp là sự xem thường giá trị của người phụ nữ. Trong khi đó tại các quốc gia Hồi giáo, việc phô bày thân thể của phụ nữ trong phần thi áo tắm là điều cấm kỵ.

Hơn 20 hoa hậu thế giới từng đăng quang là người Venezuela như Hoa hậu thế giới, Hoa hậu Trái Đất, Hoa hậu Hoàn vũ và Hoa hậu quốc tế. Đặc biệt, Hoa hậu Thế giới 2011, Ivian Sarcos, đại diện của Venezuela, từng được mệnh danh là "Hoa hậu đẹp nhất trong các hoa hậu".

Năm 2013, Philippines gây sốc cho khán giả thế giới khi lần lượt đăng quang 3 cuộc thi nhan sắc lớn và uy tín nhất thế giới: Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Siêu quốc gia. Nhờ thành tích này, Philippines đoạt giải thưởng "Quốc gia của năm" trên bản đồ nhan sắc thế giới.

Hoa hậu Thế giới 1963 - Carole Joan Crawford đăng quang năm 20 tuổi với chiều cao khiêm tốn khi chưa đến 1m6.

 

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới