Trong văn bản trả lời ý kiến của Tổng cục Thuế hôm 11/12, bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam, tuyên bố "Tổng cục Thuế áp dụng Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô đối với trường hợp tính thuế VAT với hình thức xe hai bánh là không hợp pháp".
Đồng thời, đại diện Grab mạnh miệng khẳng định “dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe hai bánh hoàn toàn không có tính chất kinh doanh mà là hoạt động kiếm sống của những người có thu nhập thấp (đa phần dưới 100 triệu đồng/năm)”.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng phát ngôn “dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe hai bánh hoàn toàn không có tính chất kinh doanh” của Grab là sai và dễ gây hiểu nhầm. Ông cho biết tất cả đối tượng thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ, buôn bán và thu tiền về đều là kinh doanh, bao gồm cả người bán hàng rong và bán trà đá vỉa hè.
“Bản thân người tài xế chạy xe, thu tiền dịch vụ đã là kinh doanh. Đây là điều hoàn toàn không thể phủ nhận được. Vấn đề là hoạt động kinh doanh đó có tổ chức hay không và được Nhà nước tính thuế, thu thuế thế nào”, chuyên gia Hiển nhấn mạnh.
Ông Hiển giải thích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đều muốn được làm ăn trong một môi trường thuận lợi và được Nhà nước bảo vệ, và thực tế họ đang được thừa hưởng những dịch vụ tốt nhất từ Nhà nước. Với tài xế Grab, thấy rõ nhất là họ được chạy xe trên đường, có đèn giao thông, có an ninh trật tự, nếu xảy ra chuyện có công an giải quyết; người bán trà đá cũng được bán hàng trên vỉa hè do Nhà nước làm.
Do đó, mọi hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế, tất nhiên có những đối tượng sẽ được miễn, giảm thuế trong từng trường hợp, giai đoạn cụ thể. Vấn đề này do Quốc hội quyết định, dựa trên những tính toán cẩn trọng, kỹ lưỡng.
Hàng trăm tài xế Grab tắt ứng dụng, diễu hành phản đối công ty hôm 7/12 tại Hà Nội và TP.HCM. (Ảnh: Việt Hùng)
“Bản thân người tài xế chạy xe, thu tiền dịch vụ đã là kinh doanh. Đây là điều hoàn toàn không thể phủ nhận được. Vấn đề là hoạt động kinh doanh đó có tổ chức hay không và được Nhà nước tính thuế, thu thuế thế nào”, chuyên gia Hiển nhấn mạnh.
Ông Hiển giải thích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đều muốn được làm ăn trong một môi trường thuận lợi và được Nhà nước bảo vệ, và thực tế họ đang được thừa hưởng những dịch vụ tốt nhất từ Nhà nước. Với tài xế Grab, thấy rõ nhất là họ được chạy xe trên đường, có đèn giao thông, có an ninh trật tự, nếu xảy ra chuyện có công an giải quyết; người bán trà đá cũng được bán hàng trên vỉa hè do Nhà nước làm.
Do đó, mọi hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế, tất nhiên có những đối tượng sẽ được miễn, giảm thuế trong từng trường hợp, giai đoạn cụ thể. Vấn đề này do Quốc hội quyết định, dựa trên những tính toán cẩn trọng, kỹ lưỡng.
Chuyên gia cho biết tất cả đối tượng thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ, buôn bán và thu tiền về đều là kinh doanh, (Ảnh: Quỳnh Danh)
Trong trường hợp của Grab, ông Hiển cho rằng doanh nghiệp này cần cần phải nói chuyện dựa trên cơ sở khoa học kinh tế và tài chính.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng văn phòng Luật sư Kết nối - đánh giá quan điểm Grab đưa ra là hoàn toàn sai. “Bất kể hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ nào có trả phí đều là hoạt động kinh doanh. Còn mức độ kinh doanh có thể là nhỏ lẻ, cá nhân hoặc tổ chức”, luật sư Hùng nói.
Trước đó trong ngày 11/12, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế Doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh, cá nhân thuộc Tổng cục Thuế, đã ký công văn gửi Công ty TNHH Grab, yêu cầu doanh nghiệp này thận trọng trong phát ngôn khi đưa ra lời giải thích với công luận và lái xe về việc điều chỉnh tăng cơ cấu giá.
Bà Lan Anh khẳng định Grab không được phép khiến dư luận và xã hội hiểu không đúng về pháp luật của Nhà nước về chính sách thuế.