Bong gân là tình trạng xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề. Với kinh nghiệm y khoa lâu năm, Bác sỹ Nguyễn Anh Trung - Phó trưởng khoa ngoại - Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ chia sẻ trong chương trình “Nhật Ký Hạnh Phúc” những kiến thức quan trọng về bệnh bong gân và phương pháp chữa trị.
Bong gân là chấn thương xảy ra ở vùng khớp gây đau nhức và khó chịu. Đây là tình trạng xuất hiện những tổn thương phần mềm ở vùng gần khớp, ví dụ như gân, dây chằng,... Bong gân thường đặc biệt dễ xuất hiện khi vận động mạnh và chơi thể thao.
Bong gân thường xuất hiện khi vận động mạnh và chơi thể thao - Hình minh hoạ
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Trung - Phó trưởng khoa ngoại - Bệnh viên Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ chia sẻ “bong gân là những tổn thương ở vùng khớp, điểm bám của gân là phần dễ bị tổn thương đặc biệt là khi vận động và chơi thể thao quá mức hoặc có chấn thương”.
Trong khi đó căng cơ là những tổn thương vùng cơ. Phần cơ nằm cách xa phần đầu xương hơn vì đây là vị trí nối phần đầu xương qua phần gân. Vì vậy, tổn thương vùng cơ sẽ xảy ra do căng cơ quá mức hoặc vận động quá mức.
Những chấn thương ở vùng gần khớp sẽ gây ra chấn thương bong gân. Những chấn thương bong gân có thể xảy ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như đi bộ, lật sơ mi…
Vận động viên thường bị bong gân do hoạt động nhiều - Hình minh hoạ
Đặc biệt đối với những động viên thường xuyên hoạt động thể thao với cường độ cao hoặc có chấn thương va chạm cũng thường bị bong gân hơn người thường. Khi mang vác nặng, trật chân cầu thang cũng có thể xảy ra bong gân.
Vì vậy, bong gân thường gặp nhất là do chấn thương và tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày.
Với kinh nghiệm lâu năm trong việc điều trị, bác sĩ Trung chia sẽ bác sĩ rằng phương pháp điều trị bong gân sẽ được đưa ra dựa trên mức độ hiện tại của bệnh.
Đối với bong gân mức độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất của bong gân, bệnh nhân trong giai đoạn này có thể điều trị bằng cách nghĩ ngơi và chườm đá lên vị trí bong gân. Bác sĩ cũng có thể cung cấp và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện thêm một số bài tập vật lý trị liệu tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân nhằm giúp gân mau phục hồi. Ở mức độ bong gân này, bệnh nhân nên ưu tiên nghĩ ngơi nhiều hơn. Thời gian hồi phục khi bong gân ở mức độ 1 là từ 4 - 6 tuần
Đối với bong gân mức độ 2 - 3: Đây là những trường hợp bong gân nặng, có thể dẫn đến các tình trạng rách gân, đứt gân nên cần phải có các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn. Bác sĩ có thể sử dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu và dụng cụ hỗ trợ như siêu âm, laser, điện xung,... để hỗ trợ cho gân mau chóng hồi phục. Đối với những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như tiêm vào gân, tiêm thuốc hỗ trợ giúp hồi phục gân như collagen, tế bào gốc, phẫu thuật.
Bác sĩ Nguyễn Anh Trung cho biết bệnh nhân có thể tự dưỡng bệnh và chữa trị tại nhà nếu như bong gân chỉ xuất hiện ở cấp độ 1 và chưa tiến triển nặng nề.
Để tiến hành chữa trị tại nhà, bệnh nhân nên chườm đá vào nơi bị bong gân từ 5 - 10 phút. Cách khoảng 30 phút bệnh nhân nên chườm lại từ 1 - 2 lần. Khi cơn đau ngưng hoàn toàn thì bệnh nhân nên nghỉ ngơi chờ đến khi gân được hồi phục.
Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi, nếu bệnh nhân cử động lại được bình thường và không cảm thấy đau nhức thì có thể tham gia các hoạt động nhẹ nhàng hằng ngày. Tuyệt đối không được làm gắng sức hoặc quá sức vì có thể tái phát bong gân.
Đối với những trường hợp nặng hơn như đứt gân, rách gân… bệnh nhân nên giữ nguyên tư thế bất động và nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ và các chuyên gia có phương pháp điều trị phù hợp. Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp như kê đơn thuốc, chụp MRI, băng bó,...
Bong gân là căn bệnh thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày, vì vậy mọi người cần hiểu rõ phương pháp chữa trị khi gặp bong gân để tránh những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị đúng cách.