"Gần đây đã có nhiều phát triển để thúc đẩy sự tôn trọng quyền con người trong khu vực, bao gồm Công ước ASEAN về chống khủng bố, Tuyên bố nhân quyền ASEAN và Tuyên bố về phong trào kiểm duyệt toàn cầu. Khi bạn không học từ lịch sử, bạn sẽ rất thiếu văn minh trong thế giới hiện đại", ông Youk Chhang nói.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. (Ảnh: SCMP)
Nhà sử học người Campuchia Diep Sophal cho biết những nhận xét của ông Lee chỉ tập trung vào một phần của những tình huống phức tạp liên quan đến Campuchia và Việt Nam trong chiến tranh lạnh.
Ông nói rằng các nước ASEAN thời đó, đặc biệt là Thái Lan và Singapore, quan tâm đến sức mạnh của chính quyền cộng sản Việt Nam và không quan tâm nhiều đến tình hình ở Campuchia.
"Chúng ta không nên chỉ nhìn vào một góc trong tất cả những điều này. Chúng ta phải nhìn vào vai trò của Chiến tranh Lạnh, với các quốc gia ganh đua với nhau để tăng thêm lợi ích của họ", ông Sophal nói.
Ông nói rằng trong chính sách đối ngoại, các chính trị gia đã hành động vì lợi ích của quốc gia họ, và những gì xảy ra ở các quốc gia khác là mối quan tâm thứ yếu.
Hun Many, một thành viên Quốc hội của tỉnh Kampong Speu, cho biết, ông đã "vô cùng ngạc nhiên" trước những phát biểu gần đây của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về sự hiện diện của Việt Nam tại Campuchia khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ năm 1979.
Ông Hun Many.
Ông Many, con thứ năm của Thủ tướng Hun Sen, cho biết, những bình luận của ông Lý về thời kỳ này chỉ đại diện cho một góc độ của một tình huống phức tạp, lập trường chính trị của một số quốc gia Đông Nam Á vào thời điểm đó.
Ông Many đáp lại những bình luận mà Thủ tướng Lý đưa ra trên Facebook trong khi bày tỏ lời chia buồn về việc cựu thủ tướng Thái Lan, Prem Tinsulanonda qua đời. Trong bài viết, ông Lý cho biết nhiệm kỳ ông Prem làm Thủ tướng Thái Lan từ 1980-1988 là khi "năm quốc gia thành viên ASEAN lúc bấy giờ cùng nhau chống lại sự chiếm đóng của Việt Nam tại Campuchia và chính phủ thay thế chế độ Khmer Đỏ".
Ông Many nói sự tàn bạo và tội ác chống lại loài người, đặc biệt là nạn diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra không bao giờ được bỏ qua hoặc lãng quên. "Thế giới không nên quên những gì người Campuchia phải chịu đựng", ông Many nói.
"Trong khi mọi người đang chơi bài chính trị, người Campuchia đang cầu nguyện để được giúp đỡ. Chúng tôi muốn được cứu khỏi chế độ Khmer Đỏ diệt chủng, không quan trọng từ ai và sự giúp đỡ đó đến từ đâu". Ông Many khẳng định Việt Nam đã hỗ trợ CPP(Đảng Nhân dân Campuchia) trong việc giải cứu người dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.