Khác với loài chuột thông thường, “chuột chũi khoả thân” sống theo các vùng thuộc địa. Tức là chúng sống phân cấp xã hội rõ ràng, có một chuột “chúa” và các chuột “thợ” xung quanh.
Tuy nhiên, khác với kiến và mối tôn trọng địa bàn sinh sống của nhau, chuột chũi khỏa thân sẵn sàng xâm chiếm các thuộc địa lân cận để mở rộng lãnh thổ. Đôi khi chúng bắt cóc chuột con từ đây và cho "sáp nhập" và hàng ngũ của chúng.
Chuột chũi xâm chiếm thuộc địa lân cận để mở rộng lãnh thổ.
Hành vi này của chúng đặt các thuộc địa nhỏ hơn, ít gắn kết hơn vào thế bất lợi. Ngược lại các thuộc địa vốn đã đông đúc sẽ phát triển thành quy mô lớn hơn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện hiện tượng này khi theo dõi đàn chuột chũi khoả thân ở Vườn quốc gia Meru của Kenya. Trong hơn một thập kỷ, nhóm nghiên cứu đánh bẫy và cấy chíp cảm biến dưới da và chân của chúng.
Khoảng thời gian này, nhóm nghiên cứu thấy 26 thuộc địa được mở rộng bằng cách xâm chiếm các thuộc địa khác. Nửa số này, những con chuột ở thuộc địa bị xâm chiếm phải chạy sang nhánh khác trong hệ thống đường hầm mà chúng đào. Số còn lại phải di dời mãi mãi và không bao giờ trở lại.
Không chỉ đánh đuổi "chủ nhà", những con chuột đi xâm chiếm còn cướp lấy những con chuột con, đưa chúng trở về thuộc địa của mình.
"Hang ổ là nguồn tài nguyên quý giá. Nó rất tốn kém vì cần khai quật và xây dựng. Có nghĩa là chuột chũi không chỉ bảo vệ nó mà còn cố gắng đánh cắp tàu nguyên từ những thuộc địa khác", nhà sinh vật học Chris Faulkes tới từ Đại học Queen Mary, London cho hay.
Trên thực tế, "chiến tranh" không phải là chiến lược duy nhất mà chuột chũi khỏa thân sử dụng để tăng cường ảnh hưởng địa lý. Một số loài chuột túi trang bị nguồn dự trữ dồi dào cho phép chúng di chuyển quãng đường dài trên mặt đất. Tiếp đó, chúng sẽ kết hợp với những thành viên của các thuộc địa khác để thiết lập thuộc địa mới.