Theo báo cáo của phi công trên chuyến bay United Airline từ Newark đến Rhode Island, khi đang bay trong vùng giữa sân bay East Hampton và Mattuk ở độ cao 11.000 feet thì bị một ánh sáng laser màu xanh lá cây chiếu vào buồng lái.
Sau khi nhận được báo cáo, cơ quan chức năng đã tiến hành rà soát xung quanh khu vực nơi được cho là phát ra nguồn gốc tia laser màu xanh.
Tờ Birmingham Mail cho hay, hàng ngàn hành khách bị đe dọa tính mạng khi cơ quan chức năng ghi nhận tia laser chiếu thẳng vào 100 máy bay ở sân bay Birmingham (Anh). Trong khi hồi năm 2015, có 94 vụ laser chiếu vào máy bay được ghi nhận trên khắp nước Anh. Theo số liệu của cơ quan hàng không dân dụng Anh, ở sân bay Heatrow của Luân Đôn ghi nhận 121 vụ máy bay bị chiếu tia laser hồi năm 2015.
Hồi tháng 4/2016, cảnh sát Liên bang Úc đã xác nhận điều tra thông tin đèn laser được chiếu vào máy bay khi cất và hạ cánh ở sân bay Quốc tế Canberra. Cục An Toàn Giao Thông Australia cho hay, có nhiều thông tin báo cáo về đèn laser được chiếu vào máy bay nhiều lần trong năm nay. Còn Cơ quan hàng không dân dụng của Australia ghi nhận 160 báo cáo đèn laser chiếu vào máy bay tại nước này.
Báo Australia thông tin, việc chiếu laser vào máy bay có thể khiến phi công bị mù hoặc ảnh hưởng mắt tạm thời. Về mức xử phạt, theo quy định ở nước này, kẻ gây ra sự việc có thể bị phạt 30.000 Đô La Úc (Gần 500 triệu đồng) hoặc đối mặt với mức án 2 năm tù giam.
Phát ngôn viên cơ quan hàng không dân dụng Australia cho hay: "Chúng tôi cảnh báo những kẻ dùng đèn laser chiếu vào máy bay có thể gây hậu quả nghiêm trọng, uy hiếp an toàn của phi hành đoàn, hành khách và chuyến bay".
Còn phát ngôn viên của Cảnh sát Liên bang Australia cho hay, hành vi này hết sức liều lĩnh và nguy hiểm, nếu bị bắt giữ có thể truy tố hình sự.
Ngay cả những tia laser nhỏ nhất có thể làm cho phi công lóa mắt, bị nhầm hướng vào ban đêm dẫn đến nguy hiểm. Vì vậy, chiếu đèn laser có thể dẫn đến lệch hướng và gây ra những hậu quả khủng khiếp.
Một chuyên gia hàng không cho hay, ngay cả những tia laser nhỏ nhất có thể làm cho phi công lóa mắt, bị nhầm hướng vào ban đêm dẫn đến nguy hiểm. Vì vậy, chiếu đèn laser có thể dẫn đến lệch hướng và gây ra những hậu quả khủng khiếp.
Các vụ xử phạt do chiếu đèn laser
Tòa án một huyện ở tỉnh Novosibirsk (Nga) đã phạt một đoàn xiếc 350.000 Rúp, vì đèn laser của đoàn xiếc chiếu vào khu vực sân bay gây mất an toàn bay.
Hồi năm 2012, Sergio Rodriguez (Mỹ) và bạn gái đã chiếu đèn laser vào buồng lái của phi công trên máy bay. Sau đó, đối tượng này bị kết án 14 năm tù giam, còn người bạn gái bị kết án 5 năm tù giam. Ngoài ra, cặp đôi này còn phải thanh toán số tiền phạt 250.000 USD. Điều đáng nói là loại đèn laser mà Sergio dùng để chiếu vào buồng lái có độ mạnh gấp 13 lần mức thông thường.
Ông Michael Huerta - Người đứng đầu Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ cho hay, đây là hành động phạm tội có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đe dọa an toàn bay. Tại Mỹ, hành vi chiếu đèn laser vào máy bay đã bị xếp vào một loại tội phạm từ năm 2002.
Tờ Guardian đưa tin, Liam Chadwick ở Cardiff (Anh) bị kết án 6 tháng tù giam sau khi chiếu đèn laser vào một chiếc máy bay chở khách và máy bay trực thăng của cảnh sát. Liam Chadwick (28 tuổi) cúi đầu nhận tội tại Cardiff sau khi cơ quan chức năng thu thập đầy đủ bằng chứng về hành động rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tính mạng nhiều người của y.
Được biết, máy bay mà Chadwick chiếu đèn laser là phi cơ của hãng Ryanair. Ánh sáng màu xanh xuất hiện khi máy bay này cất cánh tại sân bay Bristol. Sau đó, sự việc đã được báo cáo với cơ quan chức năng.
Theo CNN, hồi đầu năm nay, Stiven Lopez-Bender (Mỹ) bị phạt tù 4 năm do chiếu đèn laser ít nhất 4 lần vào máy bay. Trong đó, đối tượng này chiếu 3 lần từ bên ngoài nhà, còn 1 lần qua cửa sổ căn hộ vào máy bay trực thăng của đài truyền hình quay trên không khi đua tin về vụ cháy rừng ở New Jersey.
Hãng tin BBC đưa tin, năm 2013, một nam thanh niên 19 tuổi bị kết án 2,5 năm tù giam sau khi chiếu đèn laser vào 2 máy bay. Đối tượng này là Adam Gardenhire chiếu đèn laser vào một chiếc máy bay chở khách và chiếc còn lại là trực thăng của cảnh sát đang truy tìm nguồn gốc của đèn laser chiếu vào sân bay.