Thông tin trên được ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM nói tại hội nghị kinh tế - xã hội tháng 1 của UBND TP.HCM, sáng 1/2.
Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và một điểm tại khu Đền Tưởng niệm Liệt sỹ Bến Dược (huyện Củ Chi).
TP.HCM tăng thêm 3 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa.
Có 9 điểm tầm thấp tại: Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11); Khu Truyền thống cách mạng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 (huyện Bình Chánh); Quảng trường Rừng Sác (huyện Cần Giờ); Đền Bến Nọc (TP Thủ Đức); Công viên văn hóa quận Gò Vấp; Khu di tích lịch sử Ngã ba Giồng (huyện Hóc Môn); Quảng trường trung tâm hành chính Quận 7; Khu dân cư Bình Trị Đông, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân; Khu vực Nhà văn hóa huyện Củ Chi (thị trấn Củ Chi).
Theo ông Trần Thế Thuận, các năm trước, việc tổ chức bắn pháo hoa thực hiện theo Nghị định 137/2020, thẩm quyền phê duyệt bắn pháo hoa do Thủ tướng.
Nhưng đến tháng 8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 56 bổ sung, sửa đổi Nghị định 137, cho phép các địa phương phối hợp Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phê duyệt kế hoạch bắn pháo hoa.
Trước đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã chỉ đạo đề xuất tăng số lượng điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn.
Năm 2023, toàn TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa tại 6 điểm, 1 điểm tầm cao tại đầu đường hầm sông Sài Gòn, TP.Thủ Đức và 5 điểm tầm thấp tại đền tưởng niệm di tích Bến Nọc, TP.Thủ Đức, công viên văn hóa Đầm Sen, Quận 11, Khu Đền tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược, huyện Củ Chi, xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ và Khu tưởng niệm liệt sỹ Mậu Thân 1968, huyện Bình Chánh.