Cuộc đua chatbot tiếp tục tăng nhiệt khi Meta tung ra hệ thống trí tuệ nhân tạo mới, tích hợp mặc định trên mọi nền tảng. Với logo màu xanh dương đặc trưng, Meta AI hiện đã trở thành một tính năng quen thuộc trong tài khoản WhatsApp của hầu hết người dùng và dễ dàng truy cập thông qua thanh tìm kiếm trên Instagram và Facebook. Điều này khiến Meta AI trở thành một trong những trợ lý ảo phổ biến nhất hiện nay.
Google cũng đẩy mạnh ứng dụng chatbot AI Gemini (trước đây là Bard) đến người dùng. Gemini được tích hợp vào các ứng dụng nhắn tin trên thiết bị Android, cho phép người dùng thiết lập chatbot này làm trợ lý ảo mặc định trên điện thoại di động.
Gemini và Meta AI là những cái tên tiếp theo tham gia vào cuộc đua phát triển chatbot AI, sau khi OpenAI ra mắt ChatGPT với công chúng vào cuối năm 2022.
Để so sánh ba mẫu chatbot này, tờ Straits Times đã tiến hành "đánh giá thực tế" các phiên bản miễn phí của ChatGPT, Meta AI và Gemini. Bài đánh giá so sánh những ưu nhược điểm của từng chatbot trong các tác vụ thường dùng, chẳng hạn như xử lý khối lượng lớn văn bản, lập kế hoạch du lịch và ngăn chặn sử dụng thông tin sai lệch.
Gemini và Meta AI theo chân OpenAI, công ty đã đưa chatbot AI trở thành xu hướng phổ biến với ChatGPT vào cuối năm 2022. (Ảnh: RYAN CHIONG)
Tóm tắt văn bản
Tóm tắt lượng lớn khối văn bản là một trong những lợi thế nổi bật của bất cứ chatbot AI nào, chúng giúp người dùng tóm tắt nhanh chóng các tệp PDF hoặc tài liệu dài trong vài giây.
Ba hệ thống AI được thử thách tóm tắt trong 50 từ một bài báo trên The Straits Times về chủ đề ngôn ngữ của Gen Z. Kết quả phản hồi của Gemini chính xác nhất. Hệ thống này xác định được "alamak" là từ tiếng lóng được Gen Z sử dụng phổ biến nhất để thể hiện sự ngạc nhiên.
Tuy nhiên, ChatGPT lại đưa ra những thuật ngữ không được đề cập trong bài báo, như "act blur" và "chope".
Trong khi đó, Meta AI đã cung cấp thông tin sai lệch khi cho biết bài viết của Straits Times có đến 200 người tham gia và được thực hiện bởi Đại học Quốc gia Singapore.
Cả ChatGPT và Meta AI đều đưa ra bản tóm tắt không đầy đủ và chủ yếu lặp lại tiêu đề bài báo. Thậm chí, Meta AI còn mắc lỗi khi đưa vào một số số liệu không chính xác.
Gemini cũng đưa ra câu trả lời tốt nhất khi tóm tắt một bài báo khác của Straits Times về thống kê chơi game ở giới trẻ Singapore. Công cụ này không chỉ trích xuất số liệu quan trọng mà thậm chí còn diễn giải chúng một cách dễ hiểu.
Hình ảnh do AI tạo ra trên Meta AI thường có độ chi tiết cao hơn so với hình ảnh do Google Gemini tạo ra.
Tạo ảnh tự động
Ở bài kiểm tra tiếp theo các chatbot được yêu cầu tạo hình ảnh dựa trên nghiên cứu về thói quen chơi game của giới trẻ. Trong thử thách này, Meta AI ấn tượng nhất với loạt ảnh do AI tạo ra, tái hiện hình ảnh một buổi họp báo đang trình bày các số liệu thống kê.
Còn về Gemini cho biết, hiện tại hệ thống AI của họ chưa thể tạo ra hình ảnh người và hiển thị hình ảnh với biểu tượng cảm xúc tức giận thay thế.
So với Gemini, hình ảnh do Meta AI tạo ra chứa nhiều chi tiết hơn. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí 3.5 của ChatGPT không thể sản xuất hình ảnh. Người dùng cần nâng cấp lên phiên bản trả phí 4.0 để có thể kết nối với công cụ tạo ảnh Dall-E và tạo ra hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo.
Lên kế hoạch du lịch
Khi được yêu cầu lên kế hoạch cho chuyến một ngày đến Johor Bahru, Gemini đã gợi ý những địa điểm đã được kiểm chứng và đáng tin cậy, chẳng hạn như tham quan Legoland Malaysia và phố di sản Tan Hiok Nee.
Tuy nhiên, độ chính xác của Gemini trong việc ước tính thời gian di chuyển còn nhiều hạn chế. Ví dụ, ứng dụng đề xuất đi phương tiện công cộng cho quãng đường 1,7km chỉ mất 3 phút, so với 15 phút thực tế theo Google Maps. Việc tích hợp Google Maps vào Gemini đã cải thiện đáng kể vấn đề này, cung cấp cho người dùng cái nhìn toàn diện hơn về vị trí và cách thức di chuyển.
Mặc dù Gemini có lợi thế tích hợp Google, Meta AI và ChatGPT vẫn được ưa chuộng bởi cách cách lên kế hoạch chi tiết theo trình tự thời gian hơn. Cả hai ứng dụng này đều cung cấp lịch trình theo thứ tự, kèm ước tính thời gian di chuyển cụ thể đến từng địa điểm.
Gemini tích hợp các tính năng khác từ các ứng dụng Google, như Bản đồ, để làm cho các câu trả lời của ứng dụng trở nên trực quan hơn.
Soạn thảo e-mails
Cả ba chatbot đều tạo được bản nháp email mời dự tiệc nướng theo phong cách Gen Z khá tốt. Tuy nhiên, Meta AI nổi bật hơn nhờ cách trình bày thông tin chi tiết theo từng mục rõ ràng với các gạch dòng dễ đọc.
Sử dụng deepfake
Meta và Gemini dường như sở hữu những tính năng kiểm soát chặt chẽ hơn so với các công cụ chatbot thời kỳ đầu. Điển hình là trường hợp của Midjourney vào năm 2023, khi ứng dụng này gây xôn xao với những hình ảnh Giáo hoàng mặc trang phục xa hoa – hoàn toàn là sản phẩm hư cấu.
Khi được yêu cầu tạo hình ảnh dựa trên người nổi tiếng, chẳng hạn như Tổng thống Mỹ Joe Biden, Meta AI trả lời: “Tôi không thể tạo hình ảnh bôi nhọ Joe Biden hoặc bất kỳ cá nhân nào khác”.
Gemini cho biết họ không thể hiển thị hình ảnh của mọi người và từ chối trợ yêu cầu trợ giúp. ChatGPT trong phiên bản miễn phí cũng không có chức năng tạo hình ảnh.
Mặc dù cả ba hệ thống AI đều có các biện pháp phòng ngừa các truy vấn phi đạo đức, nguy hiểm hoặc bất hợp pháp, nhưng vẫn tồn tại những cách để vượt qua các rào chắn này. Quá trình này được gọi là "jailbreaking", sử dụng các câu lệnh đánh lạc hướng để "lừa" AI bỏ qua các bộ lọc.
Gemini và ChatGPT đã bị lừa trả lời những câu hỏi mà ban đầu chúng từ chối, chẳng hạn như cách tạo ra chất độc.
So với các hệ thống khác, Meta AI có vẻ áp dụng biện pháp kiểm soát ‘bẻ khoá' chặt chẽ hơn. Mặc dù người dùng có thể đã xâm nhập qua một số biện pháp bảo vệ, Meta AI vẫn từ chối trả lời các truy vấn tiềm ẩn nguy hiểm.
Mặc dù chatbot của Meta hoạt động tốt trong việc loại bỏ các truy vấn độc hại, nó lại có xu hướng đưa ra thông tin thiếu chính xác.