Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cây vối rừng có tác dụng gì?

(VTC News) -

Vối ta được nhiều người biết đến và sử dụng thường xuyên vậy nhưng vối rừng dùng được không và cây vối rừng có tác dụng gì?

Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cây vối rừng tên khoa học là Eugenia jambolana Lamk., thuộc Họ Sim - Myrtaceae.

Tổng quan về cây vối rừng

Vối rừng là cây gỗ lớn, vỏ dày, cành dẹt, màu xám, về sau tròn. Lá cây hình trái xoan tròn, hơi thuôn ở cuống, nhọn ở đầu, mềm, bóng, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới xám mốc. Vối rừng khi lá già thì ngả mầu nâu. Cụm hoa mọc ở nách các lá rụng, hình chùy thưa. Quả vối rừng thuôn hơi cong, có một hạt, cây mọc hoang ở miền núi. Quả vối rừng ăn được. Vỏ cây vối rừng có chất keo dùng để nhuộm và làm thuốc với tên gọi là Hậu phác.

Bộ phận dùng của cây vối rừng là vỏ thân, lá và nụ.

Trong lá vối chứa saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu. Các bộ phận khác của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.

Hình ảnh cây vối rừng được đăng tải trên Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Cây vối rừng có tác dụng gì?

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh đối với một số vi trùng Gram+ và Gram- ở tất cả các giai đoạn phát triển. Chất kháng sinh (kháng khuẩn) thường tập trung cao nhất ở lá vào mùa Đông. Hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có độ Ph từ 2-9. Chúng có tác dụng mạnh nhất đối với Streptococus (hemolytic và staman), sau đến vi trùng bạch hầu và Staphyllococcus và Prieumococcus. Hoàn toàn không có độc đối với cơ thể người.

Vối từng có vị đắng, chát, thơm, tính bình (có loài tính mát).

Cây vối rừng tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, sát trùng, hạ khí, tiêu đờm. Lá và nụ vối từ lâu được người dân nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa. Nói chung uống trong nên dùng nụ lá khô, bôi rửa ngoài nên dùng tươi.

Chủ trị: Trướng đầy, nôn mửa, viêm đường ruột (viêm đại tràng mạn), viêm họng, bệnh ngoài da, vết thương do cháy bỏng, ngoại thương xuất huyết, trùng độc cắn, rắn cắn. Liều dùng của vối rừng là 8-12g/ngày.

Có thể dùng vối rừng dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao hoặc thuốc viên, hoặc chế dưới dạng muối natri.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Cây vối rừng có tác dụng gì?" rồi phải không.

Thanh Thanh - Như Loan

Tin mới