Cây vông còn có tên khác là vông nem, hải đồng bì, thích đồng bì với tên khoa học Erythrina variegata L. Cây vông là loại cây dễ trồng, cao 10 - 20 m, thân có gai ngắn.
Lá gồm 3 chét, dài 20 - 30 cm, lá chét màu xanh và bóng, lá chét giữa phình chiều rộng lớn hơn chiều dài, hai lá chét hai bên chiều dài lớn hơn chiều rộng. Hoa màu đỏ tươi, tụ họp thành chùm dài 1 - 3 hoa.
Theo đông y, lá vông vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp. Vỏ cây vông có tác dụng khư phong thông lạc, sát trùng, làm tê liệt, trấn tĩnh.
Cây vông còn có tên vông nem, hải đồng bì, thích đồng bì. (Ảnh minh hoạ)
Chữa mất ngủ
Lá vông tươi 20g, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn (có thể đun làm nước uống). Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này, ngủ sâu giấc.
Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp
Vỏ cây vông, vỏ chân chim, kê huyết đắng, phong kỷ, ý dĩ sao, ngưu tất, mỗi vị 5g, sắc uống ngày 3 lần. Uống khoảng 10 ngày.
Chữa lòi dom
Lá vông và lá sen giã nát lấy nước uống, bã chưng nóng, để hơi ấm đắp vào hậu môn.
Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em
Dùng 20g lá vông, giã nát, nhào chút nước nóng cho trẻ uống, hoặc đun lá vông lên uống.
Chữa sau đẻ máu sẫm, choáng đầu, mờ mắt
Vỏ vông già, lá mần tưới, cỏ mần trầu, ngưu tất, mỗi vị 10g sắc uống.
Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu
Dùng 30g lá vông phối hợp với 10g lá sen vắt lấy nước cốt uống.
Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh
Lấy hoa vông 15g sắc uống hằng ngày, khoảng 1 tuần - 10 ngày.
Chữa sa dạ con
Lấy lá vông 30g, lá tiểu kế 20g, hạt tơ hồng 20g, giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, kết hợp lấy 10 hạt thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại.
Mong rằng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi "Cây lá vông có tác dụng gì?".