Theo Trung tâm Dự báo thời tiết vũ trụ thuộc NOAA, bão địa từ (còn gọi là bão Mặt Trời) loại G1 mà Trái Đất hứng hôm nay vẫn thuộc loại nhỏ, nhưng cũng cảnh báo một sự biến động yếu đối với lưới điện của người Trái Đất.
Cơn bão địa từ còn có thể tác động nhỏ đến hoạt động vệ tinh, cụ thể là gây chậm điện hay ảnh hưởng hệ thống định vị. Động vật di cư cũng có thể bị tác động bởi cơn bão ngập điện tích này, ví dụ chim di trú có thể tạm thời bị mất định hướng.
Cực quang có thể được nhìn thấy ở phía Bắc Michigan và Maine của nước Mỹ.
Mặt Trời những năm gần đây thường xuyên bắn phá Trái Đất bằng các quả pháo sáng và cầu lửa. (Ảnh: SPACE).
Theo Live Science, những người quan sát ở nước Mỹ có thể sẽ không nhìn thấy cực quang dù nó vẫn hiện diện và rực sáng, bởi bão địa từ hôm nay đụng độ với "bom lốc xoáy" và các cơn bão mùa đông khắc nghiệt khác, dự báo sẽ bủa vây toàn nước Mỹ và một phần lớn Canada. Người Mỹ thậm chí không thể ra đường ở một số khu vực.
Bão địa từ, nhất là những cơn dẫn tới cực quang thường do một cấp độ cao hơn của những quả pháo sáng mà Mặt Trời hay bắn phá Trái Đất: Một quả cầu lửa, hay còn gọi là "vụ phóng khối lượng đăng quang" (CME).
Những quả cầu lửa vũ trụ này làm bằng plasma rực rỡ, mang theo các hạt tích điện "dội bom" vào từ quyển của Trái Đất. Chính những nhiễu loạn này gây ra cực quang. Hậu quả thường gặp nhất của những cú bắn phá yếu là mất điện vô tuyến sóng ngắn ở vài nơi trên thế giới.
Mặt Trời đang trong giai đoạn hoạt động dữ dội nên việc Trái Đất trúng pháo sáng, cầu lửa sẽ còn thường xuyên trong vài năm.