Tháng Chạp được cho là khoảng thời gian dễ xảy ra những sự việc đen đủi nhất. Việc tháng cuối năm âm lịch được gọi là tháng củ mật cũng liên quan đến điều này. Bạn có biết tại sao không? Và để hạn chế rủi ro, danh sách kiêng kỵ trong tháng Chạp gồm những gì?
Nếu bạn thắc mắc tại sao không gọi tháng Chạp là tháng củ khoai, củ sắn, củ dong riềng… hay củ mật là đặc sản của địa phương nào thì nghĩa là suy nghĩ của bạn đã đi sai hướng rồi.
“Củ mật” không phải là một loại củ. Từ ghép Hán Việt này có nghĩa là kiểm soát cẩn thận (để đề phòng các loại bất trắc có thể xảy ra). Trong đó, “củ” có nghĩa là xem xét, kiểm soát (người xưa hay gọi là “củ soát”), “mật” nghĩa là kín, khít, cẩn mật, không để lộ ra hay thất thoát.
Vì sao phải “củ mật” trong tháng Chạp? Đó là vì đây là khoảng thời gian mọi người phải hết sức thận trọng, tránh tối đa sai sót kẻo sẽ gặp rủi ro. Nguyên nhân là từ xưa, tháng này rất dễ xảy ra mất trộm. Năm hết tết đến nên của nả, hoa màu cũng được thu vén đầy nhà, nợ nần cũng được đòi về, trong khi ai nấy đều bận rộn, mệt mỏi với những công việc cuối năm nên rất dễ lơ là, mất cảnh giác. Bọn trộm cướp cũng nhân cơ hội này tăng cường hoạt động.
Ngoài ra, người xưa cũng nhắc nhở nhau cẩn thận củi lửa trong tháng Chạp. Tiệc tùng nhiều, rượu tràn mâm, ai nấy say sưa nên dễ trở nên bất cẩn, khiến bà hỏa bùng lên, thiêu hết nhà cửa tài sản và cả cái Tết.
Bạn nên lưu ý những kiêng kỵ trong tháng Chạp như kiêng uống rượu nhiều, kiêng tiệc tùng quá mức...
Những điều kiêng kỵ trong tháng Chạp mà bài viết này đề cập đều xuất phát từ thực tế của cuộc sống hiện đại, hoàn toàn không liên quan đến chuyện mê tín hay tâm linh. Vậy chúng ta cần kiêng gì?