Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cần doanh nghiệp đủ tâm và tầm để phát triển bền vững Tây Nguyên

(VTC News) -

Các doanh nghiệp này sẽ ứng dụng công nghệ hàng đầu thế giới và dẫn dắt người dân cùng phát triển, đưa Tây Nguyên thực sự trở thành “phên dậu” phía Tây của đất nước.

Chiều 20/11 tại Đà Lạt, Lâm Đồng diễn ra Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23/NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng phát triển xanh, hài hòa, bền vững.

Hội nghị bàn hướng để phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

Tại Hội nghị, đại diện Tập đoàn TH, Anh hùng Lao động Thái Hương có bài phát biểu với nhiều thông điệp ý nghĩa và những đề xuất thiết thực về định hướng phát triển kinh tế.

Bà nhấn mạnh sự đồng lòng, ủng hộ với mong muốn, kỳ vọng to lớn của Nghị quyết 23, để Tây Nguyên trở thành vùng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức trên nền tảng phát triển bền vững tận dụng tối đa toàn bộ nguồn lực của Tây Nguyên, đó là đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu… từ đó mang lại công bằng xã hội, nâng cao mức sống cho người dân nhưng không để lại hệ lụy về môi trường.

Đề xuất 4 hướng phát triển bền vững vùng Tây Nguyên

Theo nội dung Nghị quyết 23-NQ/TW, vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước, là "phên dậu phía Tây của Tổ quốc", nhưng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại trong thời gian gần đây.

Phát biểu tại sự kiện, Anh hùng Lao động Thái Hương cho rằng, để phát triển Tây Nguyên theo hướng kinh tế xanh, tri thức, kinh tế tuần hoàn với định hướng phát triển bền vững sẽ rất cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp đủ năng lực, đủ tâm và tầm để áp dụng công nghệ thế giới, đưa người dân cùng phát triển.

Thế giới hiện đại có những thành tựu vô cùng to lớn về khoa học công nghệ, khoa học quản trị, trí tuệ nhân tạo… Để tận dụng những thành tựu này, cần có một số quyết sách, những cơ chế chính sách phù hợp để khích lệ, biến khát vọng thành hiện thực, tạo ra sức mạnh to lớn cho dân tộc.

Nhà sáng lập Tập đoàn TH, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á cho rằng, kinh tế vùng Tây Nguyên có thể phát triển theo 4 hướng.

Một là, chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao, đưa người nông dân cùng đi theo chuỗi giá trị, sản xuất khép kín; trồng cây đa tầng kết hợp chế biến sâu và logistic để tạo ra những sản phẩm, lực lượng hàng hóa có thương hiệu cho Tây Nguyên. Hướng thứ hai mà bà Thái Hương đề xuất là khai thác khoáng sản một cách bền vững. Thứ ba là khai thác nguồn nước ngầm núi lửa ở Đắk Nông để sản xuất nước tinh khiết. Lĩnh vực thứ tư là phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng.

Phát triển các dự án kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Tại sự kiện, Tập đoàn TH ký kết hai biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Đăk Nông và UBND tỉnh Lâm Đồng về phát triển các dự án đầu tư áp dụng công nghệ cao theo định hướng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn trên nền tảng phát triển bền vững ở các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thảo dược; thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp khai khoáng.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông trao Biên bản ghi nhớ (MOU) cho ông Vijay Kumar Pandey - đại diện HĐQT Tập đoàn TH.

TH dự kiến phát triển bò sữa tại Đắk Nông. Tập đoàn cũng đề xuất triển khai tại đây các dự án trồng cây ăn quả và thảo dược ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến sâu, nhà máy chế biến nước tinh khiết tập trung ứng dụng dụng công nghệ cao, trung tâm logistics, dự án khai thác về chế biến sâu bauxite, các dự án phát triển du lịch bền vững.

Với tỉnh Lâm Đồng, Tập đoàn TH tiếp tục phát triển dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, trồng cây ăn quả và các loại thảo dược theo hướng đa tầng (theo tiêu chuẩn Vietgap, Global Gap, Organic) ứng dụng công nghệ cao và chất lượng sản phẩm tốt, có truy xuất nguyên liệu đầu vào rõ ràng, kết hợp chế biến tại chỗ; cũng như công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng mang tính bền vững.

TH dự kiến đưa mô hình chăn nuôi bò sữa tập trung công nghệ cao (mà đơn vị đang áp dụng rất thành công tại Nghệ An) tới Đắk Nông.

Cần có những bộ chính sách phù hợp

Khi nghe đại diện Bộ GTVT trình bày về đề án giao thông, chủ yếu nói về phát triển đường cao tốc, bà Thái Hương gửi gắm, với khu vực có nguồn lực phát triển cây ăn quả như Tây Nguyên, thì logistics rất quan trọng, cần có kết nối giữa các tỉnh và ra quốc tế. Đặc biệt, đường sắt rất quan trọng với những hàng hóa này.

Để phân phối hiệu quả, phải có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối trong vùng Tây Nguyên với các khu vực khác của đất nước như Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Bắc Bộ,… Ngoài đường hàng không, đường bộ cao tốc, phải có tuyến đường sắt từ trung tâm Đắk Nông đến các cảng biển quốc tế như cảng Thị Vải, Cái Mép… để kết nối với các thị trường xuất khẩu tiềm năng như Trung Quốc, ASEAN”, bà Thái Hương nói.

Với vai trò là Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á, nhà tư vấn về lĩnh vực ngân hàng và các doanh nghiệp phát triển bền vững, luôn đi theo mô hình như Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị đã nêu, bà Thái Hương nhấn mạnh thêm, cần có những chính sách khích lệ phù hợp với từng dự án, từng thời kỳ, nhất là về vấn đề sử dụng tài nguyên đất.

Có những nguồn đất đai từ những nông lâm trường trả về cho địa phương thì người dân lại đang lấn chiếm và phát triển kinh tế tự phát. Khi chúng tôi làm đề xuất phát triển kinh tế xanh, cần diện tích đất, chính quyền vẫn không dám đưa ra quyết định dù đó là khu vực người dân đã canh tác hàng chục năm rồi, nhưng lý do là đó “vẫn là đất rừng, không được động chạm đến”. Tôi mong muốn chính phủ có nguồn kinh phí cùng với các địa phương lập lại bản đồ hiện trạng đất đai Tây Nguyên, từ đó có bộ chính sách ứng xử phù hợp”, bà Thái Hương chia sẻ.

Bản thân doanh nhân Thái Hương cũng có khát vọng sẽ lăn lộn cùng bà con nông dân tại vùng Tây Nguyên, sẽ đưa họ đi cùng, tạo ra thị trường cho họ, đưa khoa học, giống về cho họ…cùng xây dựng cho Tây Nguyên những thương hiệu sản phẩm tốt để có thể hướng ra những thị trường xung quanh như Trung Quốc, Nhật Bản và vươn ra thế giới.

Tập đoàn TH đang vận hành nhiều dự án sản xuất kinh doanh, trong đó dự án nổi bật là “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao”, sản xuất sữa tươi sạch mang thương hiệu TH true MILK. Dự án được triển khai từ tháng 10 năm 2009 theo chuỗi sản xuất khép kín từ chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa và phân phối với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD.

Tại Tây Nguyên, hiện Tập đoàn TH sở hữu nhiều dự án đầu tư, như: dự án chăn nuôi bò sữa tập trung công nghệ cao tại Kon Tum, dự án trồng cây ăn quả tại Kon Tum, dự án sữa Dalatmilk tại Lâm Đồng,…

Bảo Anh

Tin mới