Quy định thuộc Luật Quảng cáo này đã được Quốc hội thông qua sáng nay (21/6), trong phiên toàn thể.
Vấn đề này, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhà nước Việt Nam cũng khẳng định rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong những năm đầu tiên. Trong khi đó, theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2010, ở Việt Nam, chỉ 19,6% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Do đó, để bảo đảm lợi ích và nhu cầu chính đáng của bà mẹ và trẻ em, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo bổ sung nội dung trên vào khoản 4 Điều 7 Dự thảo Luật quy định cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Theo quy định của Bộ Luật Lao động sắp được sửa đổi bổ sung, chế độ nghỉ thai sản cũng chỉ được 6 tháng. Hơn nữa, pháp luật về y tế đang quy định nghiêm cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức.
Ngoài ra, Luật Quảng cáo còn quy định một số hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo, gồm:
Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, định kiến về giới, về người khuyết tật, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và các quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Đáng chú ý, quảng cáo có sử dụng các thuật ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh cũng thuộc diện bị cấm.
Ngoài ra, luật còn cấm cách hành vi ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn, treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Cũng theo luật này, việc thẩm định quảng cáo sẽ do Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra kết luận (trong trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu).
Thành phần của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
Theo Đất Việt