Đó là câu chuyện tình cảm động hơn 40 năm qua của cụ Đặng Xuân Tần (81 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Toán (79 tuổi). Hai cụ hiện hiện đang sống tại Khu điều trị phong Ba Sao (huyện Kim Bảng, Hà Nam).
Vượt qua con đường nhỏ men theo chân núi, chúng tôi tìm đến khu điều trị bệnh phong Ba Sao tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Trại phong tọa lạc trên một rẻo đất rộng, xa khu dân cư. Những năm 60 – 70 của thế kỷ trước, khi bệnh phong vẫn còn là nỗi ám ánh, bị kỳ thị trong mắt của nhiều người, gia đình nào có người mắc bệnh phong đều bị xa lánh.Căn nhà tập thể năm ở cuối khu điều trị, đó là “mái ấm” của cụ Tần và cụ Toán. Nhìn thấy có khách đến, cụ Tần tay bưng phích nước nóng niềm nở mời khách vào nhà. Chắc với cụ, thi thoảng mới có dăm ba người khách đến ghé thăm khu điều trị này. Bởi nơi đây, chỉ dành cho bệnh nhân phong.
Cụ Đặng Xuân Tần năm nay đã 81 tuổi thì đã 60 năm chống chọi với căn bệnh phong quái ác |
Độ này cụ Toán sức yếu, chỉ nằm chứ không dậy được, một mình cụ Tần lo cho bà từ ăn uống đến tắm giặt. Hai người bệnh sống cùng nhau, chăm sóc nhau, và cảm nhận những niềm hạnh phúc mà chỉ những nơi bất hạnh thế này mới có được.
Cụ Đặng Xuân Tần quê ở Xuân Trường, Nam Định, căn bệnh quái ác phát tác trên người cụ từ năm 1951. Và cũng từ năm đó, cụ phải bỏ xứ ra đi, bỏ cả gia đình của mình. Cụ bảo: “Không đi làm sao mà sống nổi hả chú, người ta thấy mình bị “hủi” thì ghét bỏ, dị nghị rồi xa lánh”.
Năm ấy bỏ xứ ra đi, cụ lang bạt nhiều nơi để kiếm sống. Đã nhiều lần cụ thử xin làm thuê làm mướn, nhưng thấy cụ bệnh tật, chẳng ai dám mướn cụ. Rồi cụ sống qua ngày bằng nghề ăn xin khắp nơi, chống chọi với căn bệnh quái ác đang ngày đêm hủy hoại cơ thể mình.
Nhớ lại những ngày tháng đó, cụ nghẹn ngào: “Lúc bầy giờ người ta sợ bệnh phong lắm, nhìn thấy người bị phong là xa lánh, hắt hủi và cố đẩy những người bệnh ra khỏi xã hội”.
Lang thang nhiều nơi, cụ nghe tin có khu điều trị cho bệnh nhân phong ở Kim Bảng, Hà Nam nên đã tìm về. Bấy giờ là năm 1969, cụ bắt đầu gia nhập vào khu điều trị này. Cụ Tần nhớ lại: “Ngày tôi về khu này còn nghèo lắm, không có phòng xây mái ngói như bây giờ đâu. Phòng bệnh nhân chỉ là túp lều tranh lụp xúp, còn thuốc thang thì được nhà nước họ cấp cho”.
Hằng ngày, cụ Tần vẵn chăm sóc cụ Toán bên giường bệnh |
Theo lời cụ Tần, ngày ấy khu này còn rất hoang sơ, chỉ độc cây cối và núi đá, sống tách biệt với bên ngoài. Khu ở của bệnh nhân chỉ là những túp lều tranh dựng tạm, thiếu thốn đủ bề. Chính vì thế, người dân xung quanh không bao giờ dám bén mảng đến khu điều trị của bệnh nhân phong. Lắm lúc bị người đời hắt hủi, xa lánh, ông đã nghĩ đến con đường giải thoát là cái chết. Căn bệnh quái ác biến ông và những bệnh nhân khác trở thành dị nhân, chân tay què quặt, mất đốt, lở loét. Người đời trông thấy đã ớn lạnh cả người.
Ông Tần vào đầu năm 1969, thì cuối năm cụ Nguyễn Thị Toán cũng gia nhập làng phong ở Kim Bảng. Cụ Toán vốn là một thiếu nữ đôi mươi xinh đẹp ở Thanh Liêm, Hà Nam. Không may căn bệnh quái ác khiến cụ phải rời bỏ gia đình, đến với trại phong Ba Sao.
Trong cơn hoạn nạn, hai con người bệnh tật đã tự nguyện sống cùng nhau để đỡ đần trong những tháng ngày sống tại khu điều trị Ba Sao. Thế rồi, một đám cưới “tự túc” nhưng đầy hạnh phúc đã nhanh chóng được tiến hành.
Thời gian này, sức khỏe của cụ Toán yếu hơn nhiều nên chỉ nằm một chỗ |
Khi hai ông bà quyết đinh lấy nhau, ban lãnh đạo khu điều trị đã phân cho hai ông bà ở cùng phòng để dễ bề chăm sóc, đỡ đần nhau. Cụ Tần chia sẻ: “Tôi khỏe hơn nên tôi chăm được cho bà ấy. Để có được mái ấm gia đình ở nơi mà tưởng chừng như sự sống đã vùi tắt này, tình yêu cũng quan trọng nhưng nó không phải điều duy nhất để đến được với hạnh phúc. Điều quan trọng là mỗi người phải biết chia sẻ, phải có quyết tâm và hơn cả là tình thương. Chúng tôi có cùng hoàn cảnh, có sự cảm thông nên bầu bạn với nhau để chia sẻ vui buồn trong cuộc sống”.
Cũng từ ngày đó, hai con người xem khu điều trị như mái nhà riêng của mình. Thời còn sức trẻ, mặc dù mang trên mình bệnh tật, hai ông bà vẫn đào đất, trồng sắn trồng khoai trong làng phong để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Cứ thế, mối tình giữa ha người bệnh tật khiến nhiều người trong trung tâm ngưỡng mộ và chúc phúc.
Căn bệnh quái ác ngày một nặng hơn, cướp đi của ông Tần đôi bàn tay và chân trái. Còn bà Toán cũng chịu nhiều đau đớn khi căn bệnh hủy
họa dần đôi chân của bà, khiến bà ngày càng yếu đi.Bàn tay bị hủy hoai, chân phải cưa đi cho bớt đau đớn, nhưng cụ Tần vẫn làm mọi việc để chăm sóc cụ bà |
Cụ Tần nhớ lại: “Những đêm trải gió trở trời, tôi và bà ấy đều đau, nhưng tôi kh
ô
ng dám nói để còn động viên được bà ấy. Căn bệnh này nó hủy hoại chân tay, các đốt xương rồi cuối cùng phải cắt bỏ đi cho đỡ đau đớn.Có hôm bà ấy ôm thập tử nhất sinh, tôi hoảng hốt đi gọi bác sĩ ở khu trên rồi túc trực cả đêm. May sao lần ấy bà qua khỏi, nhưng sức khỏe giảm đi nhiều”.
Nhiều lúc, cả hai cụ đều đau ốm liệt giường, phải nhờ những bệnh nhân khác chăm sóc. Ở khu điều trị này, tất cả người bệnh đều xem nhau như người một nhà, bởi chỉ có họ mới đồng cảm và hiểu hết những đau đớn của nhau.
Cụ Tần luôn tâm niệm, dù bệnh tật cụ vẫn chăm sóc bà Toán cho trọn tình nghĩa vợ chồng. Gần đây cụ Toán ốm nhiều hơn, sức khỏe yếu hẳn đi, cụ biết có khách đến nhưng chẳng nói được lời nào, chỉ thì thào trong cổ họng. Mọi công việc hằng ngày đều một mình cụ Tần lo. Với đôi tay không còn nguyên vẹn, nhưng vụ vẫn làm mọi việc để chăm bà.
Hằng ngày, cụ dậy sớm, đun nước nấu tô mì hoặc bát cháo gạo cho cụ Toán ăn sáng. Rồi giúp cụ bà vệ sinh cá nhân. Khi cả khu điều trị đi nhận cơm về ăn, cụ cũng nhận thêm suất của cụ bà rồi ân cần chăm cho bà từng thìa cơm. Từ tình yêu thương đó, hai ông bà đã dắt nhau đi qua hơn 40 năm bệnh tật.
Đã trải qua không biết bao luân trầm, có duy nhất một điều mà cả cuộc đời này ông bà trăn trở. Ấy là họ đã không có được niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ. Cụ Tần nghẹn ngào: “Trước kia, chúng tôi cứ thấy bị bệnh là sợ, chẳng hiểu biết gì nên không dám có con, sợ ảnh hưởng đến con sau này. Hơn nữa, có sinh con ra rồi cũng không biết lấy gì mà nuôi con khôn lớn”.
Khi được hỏi về người thân, mắt cụ Tần ngấn lệ nhớ lại: “Ngày ấy mọi người trong gia đình đều ghẻ lạnh vì bệnh tật của tôi. Tôi phải bỏ nhà đi từ năm 1951, là cũng từng ấy thời gian không liên lạc với gia đình, không biết người thân giờ có còn ai nữa không?”. Niềm động viên duy nhất bây giờ là con cháu của cụ Toán. Các cháu cụ vẫn vào thăm thường xuyên, mang thêm cho ông bà cân gạo, thùng mì, hay hộp sữa để hai cụ ăn thêm.
Dù cơ thể đã không còn lành lặn, khuôn mặt vũng vì bệnh tật mà biến dạng đi phần nào, nhưng những tình cảm yêu thương, khát khao được yêu thương của hai ông bà trong trại phong không bao giờ tắt được. Trải qua hơn 40 năm, hai con người ấy đã yêu thương, đùm bọc nhau để vượt qua nỗi đau bệnh tật, hưởng trọn tuổi già nơi trại phong.
M.Chiến – Nam Minh