“The Expendables 2”: Khi đoàn phim thực hiện một cảnh cháy nổ ở Bulgaria, hai diễn viên đóng thế gốc Trung Quốc phải lao vào đám lửa cho một trận chiến đấu của các nhân vật. Tuy nhiên, vụ nổ tạo hiệu ứng quá lớn. Tất cả diễn viên tham gia cảnh này sau đó đều được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương Tokuda. Một người chết, vài người khác vẫn bất tỉnh.
“The Hangover Part II”: Trong một cảnh quay tại Bangkok, sai lầm của điều phối cảnh Russell Solberg đã khiến cuộc sống của diễn viên đóng thế Scott McLean thay đổi mãi mãi. Scott McLean là người đóng thế cho Ed Helms. Đó là cảnh anh thò đầu ra ngoài cửa sổ một chiếc xe tải và một chiếc ôtô khác lao tới. Cảnh quay này đòi hỏi thời gian phải thật chuẩn xác để diễn viên đóng thế có thể né kịp cú va chạm. Thế nhưng theo đơn kiện của Scott McLean và vợ, người điều phối cảnh đã không kiểm soát được tốc độ của chiếc xe và dẫn đến vụ va chạm. Diễn viên đóng thế bị thương ở đầu và phải đưa ngay đến Australia để điều trị. Bác sĩ ghi nhận Scott McLean bị các “chấn thương não vĩnh viễn và chấn thương vật lý”.
“The Dark Night”: Conway Wickliffe, một quay phim của “The Dark Knight”, đã thiệt mạng khi quay thử một cảnh hành động. Trong khi đang ngồi trên ghế sau thì chiếc xe của anh bất ngờ đâm phải một cây lớn. Anh này bị thương nặng và sau đó đã qua đời ngay trên phim trường tại QinetiQ gần Longcross, Chertsey, Surrey. Cái chết của Wickliffe là một tai nạn đầu tiên khiến khái niệm "Lời nguyền Batman" lan truyền trong giới làm phim.
“The Crow”: Lý Quốc Hào - con trai của Lý Tiểu Long, gặp một tai nạn khó tin ngay trên phim trường và chết khi đang được cấp cứu. Đêm 31/3/1993, đoàn làm phim quay cảnh Eric Draven (Lý Quốc Hào) bị kẻ thù bắn bằng súng lục ở cự ly gần. Bạn diễn thực hiện cảnh này là Michael Massee. Theo kịch bản, Michael Massee sẽ bắn Lý Quốc Hào hai phát đạn. Khi khẩu súng Magnum.44 bắn thẳng vào anh ở khoảng cách gần, Lý Quốc Hào ngã gục xuống sàn, cùng thời điểm kíp nổ trên khuy áo anh bung ra để tuôn máu giả. Sau khi Lý Quốc Hào ngã xuống, mọi người phát hiện có điều bất thường và lao đến cấp cứu cho nam diễn viên. Anh được đưa ngay đến bệnh viện nhưng không giữ được tính mạng khi trải qua 4 tiếng đồng hồ phẫu thuật.
“Top Gun”: Bộ phim nổi tiếng gắn liền với tên tuổi Tom Cruise đã không thể thành công như thế nếu không có sự tham gia của phi công Art Scholl. Lúc tham gia phim, ông đã 53 tuổi và được giao nhiệm vụ ghi hình trên không, đồng thời thực hiện những cảnh nhào lộn phức tạp khi cần thiết. Trong cảnh quay cuối cùng mà Scholl tham gia, ông đã báo về mặt đất rằng máy bay của ông đang gặp trục trặc và ông không thể khắc phục nổi. Ngay sau đó, máy bay của ông lao thẳng xuống Thái Bình Dương ngày 16/9/1985. Cả Scholl và chiếc phi cơ đều mất tích và nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn mãi là một bí ẩn.
“Twilight Zone: The Movie”: Vic Morrow cùng các diễn viên nhí Renee Chen và Myca Dinh Le (gốc Việt) đã rơi tự do cùng một chiếc máy bay trên trường quay phim “Twilight Zone: The Movie” (1983) sau khi đuôi chiếc máy bay bị bốc cháy vì pháo hoa (cũng là một đạo cụ trong cảnh quay). Tai nạn đánh động nền công nghiệp điện ảnh về sự an toàn trên trường quay.
“xXx”: Harry L. O'Connor, diễn viên đóng thế cho Vin Diesel phải thực hiện một cảnh nhảy dù đáp xuống chiếc tàu ngầm. Khi không kịp đáp, O'Connor va vào cây cầu ở tốc độ cao và qua đời ngay lập tức. Cái chết của anh được ghi lại trong máy ảnh. Đạo diễn Rob Cohen quyết định lưu lại các cảnh quay như một sự tôn trọng với vai diễn cuối cùng của nam diễn viên.
“Brider Mask”: Dự án của đài KBS gặp phải một tai nạn xe buýt cực kì nghiêm trọng, khiến một người tử nạn và 30 người khác bị thương. Sự việc diễn ra vào sáng ngày 18/4, khi chiếc xe này đang trên đường đưa các diễn viên phụ tới phim trường ở tỉnh Gyeongsamnam-do, gần làng Hageum. Chiếc xe chở 31 người đã bất ngờ lao xuống từ một triền dốc, những rào chắn bên đường không đủ sức để giữ cho nó khỏi lật nhào xuống bờ ruộng bên cạnh. Một người phụ nữ 49 tuổi đã chết ngay lập tức và 30 người còn lại bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.