Bể phốt là gì?
Bể phốt hay còn được gọi là bể tự hoại là nơi chứa chất thải bao gồm phân, nước tiểu và các nước thải sinh hoạt hàng ngày.
Trong bể các quá trình phân hủy, các vi khuẩn kỵ khí sẽ tác động lên chất thải hữu cơ, giúp chúng phân hủy nhanh chóng và chuyển thành dạng lỏng. Sau đó theo hệ thống thoát nước hầm cầu, chất thải này sẽ được xả ra bên ngoài.
Bể phốt là một hạng mục vô cùng quan trọng khi xây nhà. (Ảnh minh họa: urentek)
Bể phốt thường được gắn chủ yếu với bồn cầu, ngoài ra cũng có thể gắn với một số vị trí khác như: bồn rửa bát, lỗ thoát nước sàn nhà, nhà vệ sinh….
Để xây dựng được một bể phốt đạt tiêu chuẩn thì khối lượng, kích thước và các yếu tố xây dựng phải phù hợp với điều kiện công trình. Tùy theo diện tích thực tế của khu vực xây dựng và nhu cầu sử dụng. Từ đó có thể tính toán các tiêu chuẩn này cho phù hợp. Cách xây bể phốt đúng tiêu chuẩn cần đảm bảo các yếu tố quan trọng sau đây:
Cấu tạo của bể phốt
Cấu tạo chung của các loại bể phốt hiện nay thường có hai loại chính. Đó là bể phốt 3 ngăn và 2 ngăn, mỗi loại phù hợp với từng điều kiện công trình và tùy mục đích sử dụng khác nhau.
Kích thước của bể phốt
Trong cách xây bể phốt thì kích thước của bể phốt cần được tính toán theo mức độ và số lượng người sử dụng. Với mục đích khi sử dụng và lượng chất thải trung bình mỗi ngày. Kích thước bể phốt cho gia đình thông thường sẽ thường sâu từ 1m2 trở lên, chiều rộng tùy thuộc vào diện tích thực tế để đảm bảo bố trí hợp lý. Bể phốt ba thường được xây dựng theo hình tròn hoặc hình chữ nhật.
Kích thước của bể phốt 3 ngăn cũng sẽ có chiều sâu từ 1m2 trở lên, chiều rộng thường từ 1m trở lên hoặc tùy thuộc vào diện tích nhà.
Thể tích của bể phốt
Thể tích tiêu chuẩn rất quan trọng trong cách xây bể phốt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để tính toán chính xác thể tích bể phốt gia đình cần sử dụng các tiêu chí sau:
Gia đình bạn có bao nhiêu người lớn và trẻ em. Mức độ thường xuyên bạn sử dụng nhà vệ sinh mỗi ngày nhiều hay ít. Diện tích khu vực nhà như thế nào?
Cách xây bể phốt đúng tiêu chuẩn
Để có một bể phốt chất lượng nhất, việc đầu tiên bạn cần làm là lập một bản vẽ sơ đồ bể phốt để dễ dàng thi công và lắp đặt. Đồng thời, việc lựa chọn địa điểm cũng quyết định đến độ bền vững của bể phốt.
Bước 1: Đào hố
Cách đào hố xây dựng bể phốt dựa trên bản vẽ thiết kế. Bạn nên đào rộng hơn kích thước thực của bể một chút để việc xây dựng dễ dàng hơn. Kích thước tiêu chuẩn thường được áp dụng là chiều sâu bồn 1,6m (không có sàn bê tông và trải vải), chiều rộng bồn: 1m4, cuối cùng là chiều dài tùy theo thể tích thiết kế, tối thiểu 2,7m (cho gia đình 8- 10 người).
Bước 2: Xây dựng phần móng
Cách xây bể phốt 2 ngăn, thì việc xây dựng phần móng là rất quan trọng. Móng càng chắc, nền càng vững chắc, tránh bị sụt lún công trình sau thời gian dài sử dụng. Nên dùng thép dùng để đan lưới, tấm sắt A150 dùng để gia cố đáy bể phốt, sau đó đổ một lớp vữa bê tông 10cm lên trên.
Bước 3: Xây tường và phân chia ngăn bể phốt
Kích thước và hình dạng có thể thay đổi tùy theo khuôn sàn. Bạn cần tráng xi măng cả hai mặt của thành bể để ngăn nước có thể rò rỉ. Nhìn chung, bể phốt 2 ngăn chứa 2/3 tổng diện tích của bể, phần còn lại là dành cho không gian lắng.
Hãy lưu ý về cách đặt đường ống từ ngăn này sang ngăn khác. Nó cần thiết lập chuẩn xác để đảm bảo bể phốt hoạt động tốt.
Bước 4: Lắp nắp đậy bể phốt
Nên đổ tấm bê tông dùng để che bể ra bên ngoài. Nên dùng nắp cứng hoàn toàn, sau đó đặt lên bề mặt của bể phốt.
Tránh không nên sử dụng gỗ, ván ép hoặc tôn và sắt làm nắp hầm cầu ngay từ đầu. Tuy đơn giản hơn nhưng sau một thời gian sử dụng các vật liệu sẽ bị mục nát rồi vỡ ra thành từng mảng từ đó làm tắc đường ống dẫn trong bể phốt.
Bước 5: Lắp đặt đường ống cho bể phốt
Ở bước này chúng ta sẽ tiến hành đặt đường ống bể phốt bao gồm ống thoát nước vào, ống giữa các ngăn, ống thông hơi bể phốt và ống thoát nước ngoài bể phốt:
Với đường ống dẫn chất thải: Đây là đường ống dẫn chất thải từ bồn cầu xuống bể phốt. Vị trí càng cao càng tốt, cao hơn mặt nước trong bể ít nhất khoảng 200 mm, độ dốc hoàn hảo là 1/50 với chiều dài ống là 1000 m và đường kính ống là 90 mm.
Ống giữa các ngăn: Giữa ngăn chứa và khoang lắng phải có đường kính tối thiểu là 110 mm. Bạn cũng có thể sử dụng lỗ thông gió, kích thước 200 x 200 mm là tương đối.
Với đường ống thông gió: Kích thước tối ưu 27mm, hướng chính, chiều cao tối thiểu trên trần 0,7 m
Với đường ống thoát nước thải: Nên sử dụng đường kính 110mm, cách nắp bể phốt 200mm.