Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách phân biệt rau củ quả của Việt Nam và Trung Quốc

(VTC News) -

Nếu đang phân vân không biết đâu là rau củ quả Trung Quốc, đâu là rau củ quả Việt Nam, bạn có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây.

Dưới đây là mẹo phân biệt rau củ Trung Quốc và Việt Nam, mọi người lưu ý để mua được thực phẩm nhà làm, đảm bảo an toàn.

Cách phân biệt tỏi Việt Nam và tỏi Trung Quốc

Tỏi ta có nhiều loại nhưng củ thường là nhỏ, kích thước các củ không đồng đều. Khi lột bỏ cuống, các tép nhỏ và chụm lại, khó bóc vỏ, mùi thơm rất đặc trưng, ít cay nồng. Tỏi Lý Sơn củ nhỏ với vỏ màu trắng, còn tỏi Đà Lạt có vỏ ngoài màu tím nâu...

Ngược lại, tỏi Trung Quốc thường to tròn, kích thước củ khá đồng đều, vỏ ngoài màu trắng hơi ngả vàng, láng bóng. Các tép tỏi to, trắng bóng và xòe ra, vỏ mỏng, rất dễ bóc, có vị hăng, the chứ không thơm.

Nhìn từ bên ngoài

- Tỏi Trung Quốc: Củ rất to, vỏ ngoài màu trắng hơi vàng, dễ bóc.

- Tỏi Việt Nam: Củ nhỏ, vỏ ngoài màu trắng hoặc nâu tím, khó bóc.

Cách phân biệt tỏi Việt Nam và tỏi Trung Quốc

Khi bóc cuống ra

- Tỏi Trung Quốc: Các tép tỏi xòe ra

- Tỏi Việt Nam: Các tép tỏi chụm lại.

Mùi vị

- Tỏi Trung Quốc: Vị hăng, the, không có mùi thơm

- Tỏi Việt Nam: Vị the, có mùi thơm dễ chịu, vị cay nồng đặc trưng.

Hành tây

  • Hành tây Trung Quốc nhìn vẻ ngoài thường có màu xanh. Khi cắt ra, bạn dễ dàng nhận thấy cấu trúc lớp hành không rõ rệt.
  • Hành tây nước ta phần lớn có nguồn từ Đà Lạt. Hành có màu vàng, tím hoặc trắng, hình dáng tròn đều và căng bóng.

Còn củ hành khô Việt Nam thường có khoảng 2 đến 3 nhánh nhỏ vừa, trong khi đó, hành Trung Quốc chỉ có 1 củ duy nhất, tròn và to.

Gừng

  • Gừng Trung Quốc có vỏ trơn bóng, trông mọng nước và có màu hơi vàng, khi cắt theo thớ ngang sẽ thật dễ dàng vì ít xơ. Một đặc điểm khác có thể nhận thấy là gừng Trung Quốc thường rất to.
  • Gừng ta thường có màu hơi sẫm, củ nhỏ và trông xấu xí chứ không đẹp mã như gừng Trung Quốc. Đặc biệt, gừng ta rất thơm, có thể ngửi thấy mùi gừng mà không cần phải cắt.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh được trồng ở Việt Nam và súp lơ xanh xuất xứ từ Trung Quốc có nhiều đặc điểm bề ngoài khác nhau, nếu quan sát kỹ, người tiêu dùng hoàn toàn có thể phân biệt 2 loại này.       

  • Súp lơ xanh Trung Quốc có màu xanh thẫm, nhỏ hơn so với bông cải Việt Nam và thường mỗi cây chỉ có một bông.
  • Súp lơ xanh Việt Nam thường dài cây và to. Mỗi cây lại chia thành nhiều bông nhỏ và có màu xanh lơ.

Bắp cải

  • Bắp cải Trung Quốc được bảo quản trong túi lưới, hình dạng tròn đều và nhỏ khoảng bằng hai nắm tay. Phần lá xoăn nhiều và màu xanh đậm hơn so với bắp cải thông thường.
  • Bắp cải Việt Nam to và có màu trắng. Các lá bắp cải xếp lớp khít vào nhau tạo thành khối lớn.

Cải chíp

  • Cải chíp Việt Nam cây nhỏ, có thể bó thành mớ, lâu hỏng
  • Cải chíp Trung Quốc cây to (thường có trọng lượng gấp đôi cải chíp trong nước), không thể bó thành mớ và nhanh hỏng

Cà rốt

  • Cà rốt Trung Quốc thường không còn phần cuống do bảo quản đông lạnh dài ngày, cuống đã bị thối phải cắt bỏ. Cà rốt Trung Quốc có vẻ ngoài bóng loáng, không hằn vân, củ nào cũng to đều như nhau. Thông thường, chúng đều không có cuống hoặc đầu bị thâm đen.
  • Cà rốt ta củ nhỏ, màu cam đậm và hằn vân rõ ràng. Phần cuống còn xanh và nguyên.

Cà chua

  • Cà chua Trung Quốc ít khi có cuống. Tuy khó phân biệt hơn nhưng cà chua Trung Quốc lúc nào cũng to hơn hẳn, không có cuống và bóng đều, dù màu có đỏ đậm nhưng sờ vào vẫn thấy cứng.
  • Cà chua Việt Nam đủ mọi hình dáng, trái to trái nhỏ không đều nhau. Trái đỏ thường hơi mềm và bao giờ cũng còn cuống.

Khoai tây

  • Khoai tây Trung Quốc cũng có nhiều loại khác nhau, nhưng có thể nhận thấy là vỏ khoai hơi xanh. Khi cắt ra, ruột không có màu vàng mà trắng nhợt. Khi chín, khoai không mềm mịn mà thường bị sượng.
  • Khoai tây ta thường có trái đậm màu, ruột vàng đặc trưng, mắt khoai nhỏ, vỏ mỏng và dễ bong tróc. Khi chín, khoai mịn và bùi.

Cách phân biệt dâu tây Mộc Châu và dâu tây Trung Quốc: Dâu tây Trung Quốc (bên phải) có kích thước đồng đều, có thể để được lâu mà không hỏng.

Dâu tây 

  • Dâu tây Trung Quốc có kích thước quả to, độ đồng đều cao. Quả có độ cứng, mịn, màu đỏ sậm rất đẹp mắt. Ngoài ra dâu tây Trung Quốc phần dài quả (phủ cuống) màu đỏ đậm hơn, không có màu trắng đan xen. Quả không có mùi thơm, khi ăn cảm giác bở, không có vị chua thanh. Ngoài ra, người tiêu dùng còn nhận thấy dâu tây Trung Quốc để được lâu hơn dâu tây Mộc Châu.
  • Dâu tây Mộc Châu quả to nhỏ không đều, thường to ở cuống và thon dần về chóp. Dâu tây đang trồng tại Mộc Châu 90% là giống Nhật Bản, trọng lượng từ 10gr đến 30gr. Dâu tây Mộc Châu quả vừa phải không quá to, quả thường to khi bước vào chính vụ. Quả cứng vừa phải, màu sắc đỏ tươi. Dâu tây Mộc Châu giống Nhật có vị ngọt đậm nhưng vẫn kèm chua thanh nhẹ. Dâu tây Mộc Châu có phần thịt quả màu đỏ nhạt, xen lẫn màu trắng.

Xoài

  • Xoài Trung Quốc thường to hơn, có vỏ xanh hoặc vàng mờ, lấm tấm đen ở cuống.
  • Xoài Việt Nam nhỏ hơn, màu vàng sáng, không bị thâm đen, vỏ nhẵn, khúc đầu của quả xoài chín vàng và cứng.

  • Quả lê Trung Quốc to hơn, thường có màu xanh vàng, vỏ ngoài nhẵn đẹp.
  • Lê Việt Nam nhỏ hơn, vỏ sần sùi và màu tối hơn.
Mai Linh (Tổng hợp)

Tin mới