Nhiều người băn khoăn về việc đỗ đen và cỏ mực kết hợp với nhau được không và cách nấu đỗ đen với cỏ mực thế nào tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Đỗ đen và cỏ mực có tác dụng gì?
Cỏ mực là loại cây mọc hoang trên các bờ ruộng, ruộng cao trồng hoa màu hoặc vườn nhà. Trong dân gian, cây cỏ mực dùng để chữa nhiều bệnh cho cả người và động vật nuôi. Cỏ mực giúp cầm máu, chữa bệnh đi tiểu ra máu, kiết lị... ở người. Theo Đông y, cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc cũng có tác dụng tốt trong chữa bệnh thận.
Đỗ đen là loại hạt cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Theo Đông y, đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy bổ thận, giải độc, tác dụng tốt trong điều trị bệnh suy thận.
Cách nấu đỗ đen với cỏ mực rất đơn giản
Đỗ đen và cỏ mực có thể kết hợp cùng nhau không? Cách nấu đỗ đen với cỏ mực thế nào nào?
Theo bài viết của bác sĩ Đỗ Minh Hiền trên Báo Sức khỏe & Đời sống, 2 loại thảo dược này đều bổ thận và không hề kỵ nhau nên có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, đặc tính chung của thuốc Nam là phát huy công dụng chậm. Bởi vậy, người bệnh cần kiên trì uống thuốc đều đặn. Ngoài ra, đậu đen và cỏ mực còn phối hợp với các vị thuốc khác trong điều trị các bệnh như:
Trị tóc bạc sớm: đậu đen (sao thơm) 30g, cỏ mực 20g, thiên môn, thục địa đều 20g, hà thủ ô, đương qui, táo nhân sao đen, tang diệp đều 16g, đỗ trọng, cam thảo đều 10g, táo tàu 6 quả. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng bổ thận, đen râu tóc, nhuận da nên những người da khô, tóc bạc sớm nên dùng.
Trị đại tiện ra máu: đậu đen (sao thơm) 30g, cỏ mực 20g, trắc bá diệp, thục địa đều 16g, chi tử 10g, hoa hòe (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Người đại tiện ra máu dùng tốt.
Như vậy cách nấu đỗ đen với cỏ mực rất đơn giản, tuy nhiên người bệnh cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ mới nên áp dụng những bài thuốc này. Nếu bạn muốn sử dụng đỗ đen và cỏ mực để chữa bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên hữu ích.