Kiểm tra điện áp ở các cực
Trước tiên là kiểm tra xem có dòng điện đi qua phụ tải trong mạch hay không. Nếu điện áp nguồn bình điện tác động lên phụ tải thì điện giữa nguồn và phụ tải là bình thường. Do vậy, trục trặc có thể ở các thiết bị điện hoặc tiếp mát không tốt. Nếu điện áp nguồn điện không tác động lên phụ tải, cần kiểm tra giữa nguồn điện và phụ tải.
Kiểm tra nguồn điện
Điện áp tác động lên phụ tải phải đủ, từ đó giúp phụ tải hoạt động bình thường. Trên ô tô, nguồn điện ở đây là bình ắc quy và khi phụ tải được giới hạn thì cầu chì cần được kiểm tra như là nguồn điện.
Nếu điện áp nguồn điện không bình thường, cần tìm ra nguyên nhân và cách sửa chữa. Trong trường hợp này, cũng cần kiểm tra việc tiếp mát để phát hiện ra lỗi và sửa chữa kịp thời.
Cách kiểm tra hệ thống điện trên xe hơi. (Ảnh minh họa).
Kiểm tra việc tiếp mát
Nếu nguồn điện tiếp mát không tốt thì mạch điện sẽ bị trục trặc. Do vậy, trong trường hợp này, chủ xe cần kiểm tra xem phụ tải và nguồn điện có tiếp mát tốt không.
Kiểm tra các thiết bị điện trong mạch
Nếu nguồn điện là bình thường và mạch tiếp mát tốt nhưng điện áp không tác động lên phụ tải thì cần kiểm tra thiết bị điện trong mạch đó.
Việc đầu tiên là kiểm tra xem điện áp có tác động lên phụ tải hay không. Nếu phụ tải có điện áp tới nhưng vẫn không có dòng điện đi qua thì thiết bị đó có thể bị hư hỏng và cần được sửa chữa.
Kiểm tra kết nối mạch
Việc kiểm tra bước này được thực hiện khi không phát hiện ra trục trặc qua những bước ở trên. Trong bước này, cần kiểm tra lần lượt xem mạch có bị hở hoặc lỏng chỗ nối không, đặc biệt chú ý tới các giắc nối có bị lỏng hay chập mạch do rách, nứt vỡ nhựa hay băng keo cách điện hay không.
Vì màu của các giắc nối khác nhau trên các loại xe nên khi xử lý trục trặc các mạch điện cần nghiên cứu kỹ sơ đồ mạch điện dùng cho loại xe đó, và cần kiểm tra theo màu dây.
Nên nhớ, phải luôn luôn sử dụng 2 tay để tháo giắc nối vì kéo bằng 1 tay có thể làm hư hỏng giắc nối.
Một số nguyên nhân dẫn đến hệ thống điện hỏng
Ắc quy; Ắc quy đóng vai trò ổn định điện áp, giúp cho động cơ hoạt động bền bỉ, liên tục. Nếu chẳng may ắc quy ô tô bị hư hỏng, xe không có đủ năng lượng cần thiết để khởi động và vận hành.
Do đó, cần kiểm tra, xem xét tình huống “xe bị chết máy hoàn toàn và không có điện”, tài xế có thể chẩn đoán xe ô tô đã bị chết máy là do ắc quy hỏng.
Dây dẫn điện: Nếu phát hiện một kết nối bị lỏng trên cáp cực âm (-) hoặc cực dương (+), lái xe phải lắp chặt lại. Ngoài ra, nếu các cực ắc quy bị ăn mòn thì cần phải làm sạch.
Cáp ắc quy cực âm thường sẽ bắt chặt vào khung, do vậy chủ xe cần kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo kết nối chặt chẽ hơn. Còn cáp ắc quy cực dương thường sẽ kết nối với khối cầu chì chính hoặc khối nối, chủ xe cũng có thể kiểm tra các kết nối đó.
Hệ thống đề: Nếu xe không thể khởi động và kèm theo đó là tiếng cạch cạch bên trong, nguyên nhân chính là do hệ thống đề bị lỗi, do các công nam châm điện trong hệ thống đề sẽ đóng và ngắt ngay lập tức nên gây ra hiện tượng này.
Những bộ phận đánh lửa khác như: Cuộn dây và modun không làm cho xe mất toàn bộ công suất điện khi bị hỏng. Khi các bộ phận này bị hỏng sẽ dẫn đến động cơ bị chết.
Ngoài ra, nếu động cơ ô tô bị chết máy sau khi mới lái xe được một lúc, sau đó có thể hoạt động trở lại như bình thường sau khi nguội thì nguyên nhân có thể là do modun đánh lửa kém. Nhưng khi xe hơi bị mất điện năng hoàn toàn thì nguyên nhân có thể đến từ các bộ phận khác.