Tạo biểu đồ mục tiêu tiết kiệm: Khi con đã xác định được những gì mình muốn tiết kiệm, bạn hãy cho con biết sẽ mất bao nhiêu tuần để đạt số tiền đó và lập biểu đồ cho trẻ. Bạn có thể vẽ một tuần là một ô. Khi có đủ tiền trong khung một tuần, con sẽ đánh dấu lên ô đã vẽ. Điều này sẽ cho trẻ thấy rõ sự tiến bộ của mình và khiến con cảm thấy phấn khích khi ngày càng tiến gần hơn với mục tiêu của mình. (Ảnh: Mariefranceasia)
Phân chia từng phần tiết kiệm: Mỗi lúc trẻ nhận được một số tiền nào đó như tiền thưởng học tập, tiền sinh nhật, tiền lì xì, cha mẹ hãy hướng dẫn con phân chia số tiền vào lọ riêng. Cha mẹ đừng quên nói cho trẻ hiểu về thứ tự ưu tiên của các phần, không được phép sử dụng lọ dành cho phần này cho việc ở phần kia và ngược lại. Trẻ cũng cần biết tiền tiết kiệm có tính chất dài hạn, có thể sử dụng cho các kế hoạch như học tập, chăm sóc sức khỏe, đồ chơi... (Ảnh: People)
Nói chuyện với con về tiền bạc: Trẻ em ở mỗi độ tuổi có cách hiểu khác nhau về tiền bạc. Tuy nhiên, cha mẹ tốt nhất nên dạy các bé khi còn nhỏ. Điều quan trọng mà cha mẹ cần làm là tâm sự, dạy con về kiến thức tiền bạc để có thói quen chi tiêu hợp lý. Bằng cách này, con sẽ học được rằng có một bức tranh toàn cảnh hơn về việc tiết kiệm và đó là nỗ lực cả đời. (Ảnh: Investopedia)
Thưởng cho trẻ khi tiết kiệm tiền: Cha mẹ có thể cân nhắc việc thưởng cho trẻ khi con tiết kiệm tiền, hoặc khi chúng đã đạt được mục tiêu tiết kiệm nhất định. Bạn có thể cho con xem một bộ phim, món ăn yêu thích hoặc thêm một giờ chơi điện tử. Điều này sẽ thúc đẩy họ tiếp tục duy trì thói quen. (Ảnh: Mariafranceasia)
Giúp trẻ có mục tiêu tiết kiệm: Khi trẻ muốn mua món đồ nào đó mà chúng thích, cha mẹ đừng nên đưa tiền cho chúng mua luôn mà có thể khuyến khích con tích góp tiền để tự mua. Làm như vậy sẽ giúp con nhận thức được việc tiết kiệm phải đợi chờ và cần có tính kiên nhẫn. Ngoài ra, khi con đã có đủ tiền, bạn có thể gợi ý cho con mua đồ khác có ý nghĩa hơn. (Ảnh: Forbes)
Tạo điều kiện cho con kiếm tiền: Giá trị của đồng tiền sẽ được thể hiện tốt nhất bằng sự nỗ lực để kiếm được nó. Bạn có thể khuyến khích con tìm kiếm công việc lặt vặt trong thời gian rảnh rỗi. Con có thể tự làm những công việc hàng ngày để hiểu rằng phải kiếm tiền từ chính sức lao động của mình. (Ảnh: Tastefulspace)