Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cách chuẩn bị mâm cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024

(VTC News) -

Mâm cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 được chuẩn bị theo điều kiện kinh tế, truyền thống của gia đình cũng như phong tục, tập quán ở từng địa phương.

Theo sách "Văn khấn nôm" của Thượng toạ Thích Viên Thành do Nhà xuất bản Thanh Hoá phát hành và "Văn khấn cổ truyền của người Việt" - Nhà xuất bản Hồng Đức, lễ hóa vàng còn gọi là lễ tạ, một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh, tổ tiên. 

Cách chuẩn bị mâm cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024

Theo phong tục từ xưa, 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Táo về trời. Đến 30 Tết, các gia đình sẽ có mâm cơm để rước ông bà về để ăn Tết cùng gia đình, con cháu. Sau Tết 1-2 ngày, mọi người chuẩn bị mâm cúng hóa vàng để đưa tiễn ông bà hay lễ tạ năm mới.

Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên, gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.

Cách chuẩn bị mâm cúng hoá vàng Tết Giáp Thìn 2024 (Ảnh minh hoạ: Pinterest)

Mâm cỗ mặn cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024

  • Gà luộc: Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận.
  • Bánh chưng, bánh tét: Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày Tết của người miền Bắc, còn mâm cỗ Tết của người miền Nam luôn có bánh tét. 
  • Giò lụa hoặc giò thủ là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng không chỉ trong dịp Tết do hương vị thơm ngon, có thể ăn được cả khi nóng hay nguội, kể cả khi vừa lấy ra từ tủ lạnh thì vẫn rất ngon. 
  • Dưa hành, củ kiệu là món ăn chống ngán không thể thiếu trong ngày Tết. 
  • Ngoài những món trên, bạn có thể nấu những món mới để đỡ ngán như canh măng khô hay lòng gà xào dứa… 

Mâm cỗ chay cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024

Mâm cúng chay gồm có những ăn món đảm bảo đủ vị như canh - mặn - xào. Bạn có thể tham khảo những món sau đây:

  • Rau củ xào chay
  • Canh rau củ nấu nấm ngũ sắc
  • Xôi gấc đậu xanh
  • Gỏi xoài chay
  • Đậu hũ kho nấm rơm. 

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới 

Lễ vật cúng hóa vàng cần có mâm ngũ quả đủ màu sắc với ý nghĩa cầu mong sự sung túc, may mắn và tài lộc trong năm mới. Người Việt thường trưng mâm ngũ quả trong suốt những ngày Tết. Mỗi vùng miền có những loại trái cây khác nhau nên mâm ngũ quả mỗi miền cũng có đặc điểm riêng. 

Tuy không mang ý nghĩa đặc biệt riêng cho ngày lễ hóa vàng nhưng hoa tươi sẽ luôn có mặt trong mâm cơm cúng ngày Tết. Hoa tươi là biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển, việc cúng hoa tươi sẽ thể hiện hy vọng của gia chủ về sự tươi mới, sức sống tràn trề trong dịp năm mới này. 

Ngoài ra, lễ cúng thì cũng không thể thiếu được đèn, nến và đặc biệt là nhang. 

Theo truyền thống của người Việt ta từ xưa đến nay thì trầu cau thường có trong các mâm cỗ, các đám tiệc. Và đặc biệt, người Việt Nam, nhất là ông bà lớn tuổi sẽ có thói quen ăn trầu cau. Vậy nên, trầu cau cũng là một món cần có trong mâm cỗ cúng hóa vàng.

Vì là cúng hóa vàng nên không thể nào thiếu được giấy tiền và vàng mã để thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Việc đốt vàng mã chỉ nên làm tượng trưng, không nên đốt nhiều kẻo ảnh hưởng đến môi trường sống, tăng nguy cơ cháy nổ.

Kim Anh (Tổng hợp)

Tin mới