Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cách chế biến rau ngải cứu giúp trị bệnh xương khớp, khắc phục đau đầu

(VTC News) -

Nhờ tính ấm nên ngải cứu được dùng phổ biến trong những bài thuốc chữa bệnh về xương khớp.

Ngải cứu là loại rau có dược tính cao. Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau, đặc biệt tốt cho xương khớp.

Tác dụng chữa cơ xương khớp từ ngải cứu

Sử dụng lá ngải cứu giảm đau xương khớp thường mang lại hiệu quả điều trị rất tốt. Hiện có nhiều cách dùng ngải cứu chữa đau xương khớp như sắc thuốc, rang nóng để chườm, kết hợp ngải cứu với một số nguyên liệu khác.

Thuốc sắc từ ngải cứu

Bài thuốc chữa đau xương khớp này cần chuẩn bị một bó ngải cứu tươi hoặc khô, nhặt lá đem rửa sạch, cho vào ấm đun sôi với 0,5 lít nước trong thời gian 20p. Sau đó đổ nước thuốc chia làm 3 phần, sử dụng 3 lần trong ngày.

Phương thuốc này đòi hỏi sự kiên nhẫn, sử dụng thuốc này hàng ngày sẽ thấy tình trạng đau xương khớp được cải thiện rõ rệt.

Ngải cứu trị đau lưng.

Kết hợp giấm và ngải cứu

Đây thực chất là bài thuốc chữa đau xương khớp được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả cao.

Nguyên liệu thực hiện gồm có 100g lá ngải cứu và giấm gạo. Cách pha thuốc chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu và giấm gạo rất đơn giản như sau:

+   Rửa sạch lá ngải cứu cho vào cối giã nát.

+   Sau đó, cho một ít giấm vào trộn đều với bã lá ngải cứu, lưu ý không để hỗn hợp quá ướt.

+   Tiếp theo, làm nóng hỗn hợp rồi cho vào một túi vải sạch.

+   Chườm nhẹ lên vùng xương khớp bị đau trong khoảng 15 phút.

Bạn cần cố gắng kiên trì thực hiện phương pháp này từ 2 - 3 lần mỗi ngày, nhiệt độ nóng kèm theo chất sát khuẩn từ giấm và hoạt chất trong lá ngải cứu sẽ làm giảm cơn đau xương khớp một cách nhanh chóng.

Lá ngải cứu rang muối

Ngải cứu kết hợp với muối tạo ra các hoạt chất sát khuẩn mạnh, ngoài ra còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Phương pháp này thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau xương khớp do viêm khớp hay thoái hóa xương khớp hoặc phong thấp. Thực hiện pha thuốc bằng lá ngải cứu rang muối như sau:

+  Chuẩn bị nguyên liệu gồm lá ngải cứu và muối hạt với lượng phù hợp với vùng xương khớp bị đau.

+  Sau đó, rửa lá ngải cứu bằng nước sạch để thật ráo nước, đem rang chung với muối cho nóng lên.

+  Cuối cùng, đổ hỗn hợp vừa rang ra một khăn mềm hoặc túi vải bọc lại và tiến hành chườm nóng lên vùng khớp bị viêm.

Bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc này vài lần mỗi ngày để giúp giảm cảm giác đau vùng xương khớp.

Tác dụng chữa đau đầu của lá ngải cứu

Lá ngải cứu với mật ong

Lấy lá ngải cứu rửa xạch với nước muối, sau đó giã nát, vắt lấy nước, thêm mật ong vào phần nước cốt đã chiết được. Nên uống hàng ngày vào buổi trưa và chiều trong khoảng 2 tuần, cách làm này sẽ giảm đáng kể chứng đau đầu thường gặp.

 Ngải cứu đúc trứng tốt cho sức khoẻ.

Lá ngải cứu với đậu đen trị bệnh đau đầu, chóng mặt, khí huyết hư tổn

Ngâm đậu đen ngâm trong nước đến khi mềm, lấy toàn bộ đun sôi với lá ngải cứu và trứng gà (lưu ý đun với lửa nhỏ cho đến khi chín nhừ). Trứng gà sau khi chín ăn, cùng với phần nước ngải cứu và đậu đen liên tục trong 10 ngày để chữa bệnh đau đầu. Cách chữa này đặc biệt tốt cho người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, khí huyết kém.

Trứng lá ngải chữa bệnh đau đầu

Đây là món ăn ưa thích, quen thuộc của nhiều người. Lá ngải xắt nhỏ và đánh tan với trứng gà, thêm gia vị vừa đủ và chiên chín với dầu, ăn nóng. Món trứng chiên lá ngải có tác dụng cải thiện khả năng tuàn hoàn máu não, phòng ngừa chứng đau đầu kinh niên rất tốt.

Lá ngải cứu chữa bệnh đau đầu, kèm cảm cúm, ho

Lấy lá ngải cứu, lá tía tô, lá tần dầy - mỗi loại 100gr và 50gr lá sả. Đun các dược liệu trên trong một 1lít nước đến khi giảm còn một số nước và để dùng để uống từ 3 - 5 ngày. Tác dụng chủ trị cho chữa đau đầu, chứng đau cổ họng và cảm cúm.

Trên đây là một số cách chế biến rau ngải cứu giúp trị bệnh xương khớp, khắc phục đau đầu, tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y Dược - Cơ sở 3)

Tin mới