Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Các thói quen cần bỏ để hạn chế ngộ độc Botulinum - độc tố trong pate Minh Chay

(VTC News) -

Ngộ độc Botulinum tăng do trào lưu dùng túi hút khí đựng và bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại thức ăn không đủ chín trước khi ăn.

Bộ Y tế vừa ban hành "Hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum" áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.

Hướng dẫn nêu rõ, ngộ độc Botulinum phổ biến ở thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.

Đặc biệt, xu hướng ngộ độc tăng trên thế giới do trào lưu dùng túi hút khí đựng và bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại thức ăn không đủ chín trước khi ăn.

Một bệnh nhân ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố này. Bệnh cảnh chính là liệt ngoại biên đối xứng hai bên kiểu lan xuống, liệt toàn bộ các cơ với các mức độ khác nhau, người bệnh vẫn tỉnh táo, không có rối loạn cảm giác. Nếu ngộ độc nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong hoặc liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng.

Tuy thực phẩm gây ngộ độc theo y văn cổ điển là thịt hộp (do đó vi khuẩn gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt). Tuy nhiên theo Bộ Y tế, các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản... được sản xuất không đảm bảo hay đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lo, bao, túi, gói); cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo cũng dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ra tố gây ngộ độc.

Không chỉ vậy, do ngộ độc xảy ra không thường xuyên, có thể thành vụ với nhiều người bị ngộ độc. Có các trường hợp ngộ độc riêng lẻ, không rõ yếu tố dịch tễ, diễn biến nhanh, không thể khai thác bệnh cảnh đặc trưng, dẫn tới dễ bỏ sót hoặc nhầm với nhiều bệnh khác.

Nên các nhân viên y tế cần nâng cảnh giác khai thác bệnh sử, đưa vào chẩn đoán phân biệt đặc biệt với các tình trạng liệt ngoại biên. Qua đó giúp chẩn đoán và điều trị sớm, dùng thuốc giải độc sớm nhất giúp cải thiện tình trạng ngộ độc.

Theo đó, khi có bệnh nhân ngộ độc do botulinum, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần điều trị cấp cứu và hồi sức hô hấp cho người bệnh là chính. Ngoài ra các bác sĩ có thể dùng thuốc giải độc đặc hiệu khi có chỉ định.

“Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum là ngộ độc nặng, tỷ lệ tử vong cao, thời gian liệt kéo dài. Thời gian thở máy cần trung bình khoảng 2 tháng sau đó mới có thể cai thở máy, nhưng cần nhiều tháng để hồi phục”, Bộ Y tế thông tin.

Video: Ngộ độc pate Minh Chay, cơ quan quản lý nào chịu trách nhiệm?

 

 

 

 

Phạm Quý

Tin mới