Theo chuyên gia quân sự người Anh Pierre Henrot, viện trợ quân sự cho Ukraine được các nước NATO thực hiện gần như liên tục mỗi ngày kể từ đầu xung đột cho đến nay. Nhưng bên cạnh các hệ thống vũ khí được quảng cáo là hiện đại nhất thì trong số hang viện trợ đi kèm cả hàng chục tấn khí tài, trang bị cũ và lỗi thời.
Các quốc gia NATO trên thực tế đã gửi không ít vũ khí cũ đến Ukraine và đây là cơ hội để họ bổ sung vũ khí mới sau khi các kho niêm cất đã trống. Điển hình như Ba Lan, nước này đã chuyển giao toàn bộ xe tăng do Liên Xô chế tạo cho Ukraine, đổi lại Warszawa đưa vào trang bị hàng loạt xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ, K2 Black Panther của Hàn Quốc.
Ngoài Ba Lan, Đức cũng viện trợ cho Ukraine 88 xe tăng Leopard 1 đã bị loại biên từ nhiều 20 năm trước. Trong khi đó Pháp lại viện trợ xe tăng AMX 10-RC được sản xuất từ những năm 1970 cho Kiev.
Không phải vũ khí nào NATO viện trợ cho Ukraine cũng là hàng mới, nhiều số trong đó được lấy từ các kho vũ khí được niêm cất cách đây 20 năm. (Ảnh: CNN)
"Điều tồi tệ nhất có lẽ là việc Pháp giao xe bọc thép VAB phiên bản bánh lốp cho Ukraine, VAB luôn gặp vấn đề lớn khi phải di chuyển trong điều kiện đường sá lầy lội. Mẫu xe này không khác gì cái bẫy chết người cho binh sĩ Ukraine", chuyên gia Anh giải thích thêm.
Một số quốc gia, bao gồm Cộng hòa Séc, Slovakia và Romania cũng gửi cho Ukraine tất cả các máy bay chiến đấu MiG hoặc Sukhoi do Liên Xô chế tạo mà họ có, nhưng ông Henrot cho rằng đây là hành động chuyển giao cẩu thả khi họ không thể giúp Ukraine đảm bảo nguồn cung thay thế và cả đạn dược.
"Dần dần các đồng minh NATO của Ukraine sẽ tống hết đi những vũ khí lỗi thời của họ", ông Henrot nói.
Tuy nhiên, một số viện trợ quân sự của phương Tây rất hữu ích cho quân đội Ukraine và có chất lượng tốt, chuyên gia này lưu ý. Những vũ khí đó thường do Mỹ viện trợ như súng bộ binh, áo chống đạn và hệ thống nhìn đêm, tên lửa Stinger và Javelin.
Tuy nhiên, ông Henrot cũng nhận định xung đột ở Ukraine cho thấy năng lực sản xuất vũ khí của phương Tây đang trong tình trạng yếu kém và không đáp ứng được nhu cầu của chiến trường hiện tại.
"Các quốc gia NATO không theo kịp việc sản xuất đạn dược cho các hệ thống pháo, thậm chí cả vũ khí nhỏ mà Ukraine đang cần. Điều này cũng chỉ ra rằng việc sử dụng quá nhiều tiêu chuẩn vũ khí khác nhau trong NATO đang tạo ra gánh nặng cho chính liên minh này. Không công ty nào muốn chịu thiệt khi phải khởi động lại các dây chuyển sản xuất đạn dược tốm kém mà không nhận được sự đảm bảo từ chính phủ”, chuyên gia giải thích.
Ông Henrot tin rằng quyết định gửi bom chùm tới Ukraine bị chỉ trích gần đây của Mỹ là minh chứng cho việc họ bế tắc trong tìm nguồn cung đạn dược.
“Người Mỹ đã gần như công khai thừa nhận rằng đó là những viên đạn pháo cuối cùng của họ trong kho và họ không còn gì để giao cho Ukraine”, ông Henrot nhấn mạnh.