Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Các nước châu Âu kích hoạt 'cơ chế tranh chấp', cáo buộc Iran phá vỡ thỏa thuận hạt nhân

(VTC News) -

Anh, Pháp và Đức hôm 14/1 kích hoạt "cơ chế tranh chấp", cáo buộc Iran vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận năm 2015, có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc.

Họ cho biết đang hành động để tránh một cuộc khủng hoảng về phổ biến hạt nhân bên cạnh một cuộc đối đầu leo thang ở Trung Đông.

Nga, một bên ký kết thỏa thuận, cho biết họ không thấy có căn cứ nào để kích hoạt cơ chế này và Iran đã gọi đây là một "sai lầm chiến lược". Bộ Ngoại giao Nga nói kích hoạt cơ chế này có thể khiến họ không thể tiếp tục thực hiện thỏa thuận.

Thủ tướng Anh, Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp. (Ảnh: Reuters)

Bộ ba nước cho biết họ vẫn muốn thỏa thuận hạt nhân với Tehran thành công và không tham gia chiến dịch áp lực tối đa của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, bên đã từ bỏ hiệp ước năm 2018 và áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran.

Ngoại trưởng Iran chỉ trích động thái này.

Bộ trưởng Mohammad Javad Zarif cho biết việc sử dụng cơ chế tranh chấp là vô căn cứ và là một sai lầm chiến lược từ quan điểm chính trị. Iran, phủ nhận chương trình hạt nhân của mình là nhằm chế tạo bom, đã dần dần rút lại các cam kết theo thỏa thuận kể từ khi Mỹ từ bỏ năm 2018. Họ lập luận rằng các hành động của Washington dẫn đến hành động như vậy.

"Chúng tôi không chấp nhận lập luận rằng Iran có quyền giảm sự tuân thủ JCPoA (thỏa thuận hạt nhân Iran)", ba nước châu Âu nói trong tuyên bố chung, sử dụng tên chính thức của thỏa thuận - Kế hoạch hành động toàn diện chung.

Iran từ lâu đã cáo buộc người châu Âu từ bỏ lời hứa sẽ bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Abbas Mousavi chỉ trích hành động "hoàn toàn thụ động" của ba nước.

 

 

Phương Anh (Nguồn: Reuters)

Tin mới