Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Các khoản đầu tư vào ĐH Tôn Đức Thắng liên quan thế nào đến Tổng Liên đoàn Lao động?

ĐH Tôn Đức Thắng cho biết, tiền tài trợ của Nhà nước và công đoàn cho trường từ khi thành lập đến nay chỉ chiếm 13,4% tổng đầu tư xây dựng cơ sở trên mặt đất.

Theo Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, đơn vị từng hỗ trợ tiền, tài sản cho Đại học Tôn Đức Thắng lên tới hàng nghìn tỷ đồng, bằng cách tạo điều kiện cho trường một số cơ sở nhà đất và tài sản trên đất, các khoản cấp, cho vay.

Nguồn tài sản này bắt đầu từ năm 1997, khi Liên đoàn Lao động TP.HCM gom góp những đồng tiền đầu tiên để thành lập Đại học công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng.

Qua nhiều lần thay đổi cơ quan chủ quản, toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất với giá trị đầu tư gần 3.000 tỷ đồng và trên 100ha đất cùng bộ máy nhân sự kể từ ngày đầu thành lập đến nay đều thuộc sở hữu của tổ chức công đoàn, mà cụ thể ở đây là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Tuy nhiên, Đại học Tôn Đức Thắng cho biết, số chi phí tài trợ bằng tiền của Nhà nước và công đoàn từ khi thành lập trường cho đến nay chỉ chiếm 13,4% tổng đầu tư xây dựng cơ bản của trường trên mặt đất.

Khuôn viên bên trong Đại học Tôn Đức Thắng được đầu tư xây dựng hoành tráng, hiện đại. 

Cụ thể, ban đầu Liên đoàn lao động TP.HCM cấp 500 triệu đồng để thực hiện các thủ tục thành lập Đại học công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng.

Sau đó, Tổng Liên đoàn cho trường vay 150 tỷ đồng (trong đó 100 tỷ từ tháng 4/2014 đến 9/2015; 10 tỷ từ tháng 8/2011 đến 12/2014; 40 tỷ từ 2/2009 đến 5/2017) và Liên đoàn lao động TP.HCM cho trường vay 30 tỷ.

Các khoản vay này đều không tính lãi và nhà trường đã trả lại đầy đủ tiền gốc.

Ngoài ra, tiền tài trợ giải phóng mặt bằng từ UBND TP.HCM là 70 tỷ đồng; tiền trợ lãi vốn vay kích cầu do UBND TP. HCM hỗ trợ là 119,725 tỷ đồng và vốn trái phiếu Chính phủ cấp để xây dựng Ký túc xá sinh viên là 61,7 tỷ đồng.

“Thông tin số tiền, tài sản mà Tổng Liên đoàn hỗ trợ Đại học Tôn Đức Thắng hàng nghìn tỷ đồng là không chính xác.

Khối tài sản 2.200 tỷ đồng gia tăng hiện nay là tài sản đầu tư trên đất, không bao gồm giá trị đất, các trường công”, Trường Tôn Đức Thắng khẳng định.

Ngoài ra, Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng việc xây dựng hạ tầng trên đất tại 2 cơ sở ở Bình Thạnh và Quận 7 là từ nguồn vốn tự tích lũy và vốn vay ưu đãi của Trường.

Trường Tôn Đức Thắng cũng khẳng định được giao 2 khu đất khi vẫn trực thuộc UBND TP.HCM và thời điểm Trường chuyển về trực thuộc Tổng liên đoàn, không có bất cứ tài sản nào trên đất.

Nhật Linh

Tin mới