Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cá voi chết hàng loạt, Anh nghi do tàu ngầm Nga

Một số nhà nghiên cứu biển của Anh cho rằng tần suất hoạt động cao của tàu ngầm Nga ở khu vực bắc Đại Tây Dương có thể là nguyên nhân dẫn tới cái chết của hàng loạt cá voi trôi dạt vào bờ biển Anh.

Newsweek ngày 12/9 đưa tin, xác của 43 con cá voi mõm khoằm Cuvier được phát hiện ở khu vực bờ biển của 5 hòn đảo ở phía Tây Scotland chỉ trong hơn 1 tháng qua. Đây là con số bất thường, cao gấp 15 lần so với số cá voi tử vong hàng năm ở khu vực này. 

Hiện tượng bất thường này khiến chính phủ Anh mở một cuộc điều tra. Các chuyên gia sau một thời gian phân tích nghi ngờ rằng các hoạt động giao thông trên biển, đặc biệt là các tàu ngầm di chuyển dưới nước gần môi trường sống của cá voi có thể là nguyên nhân khiến số lượng cá voi chết tăng đột biến. 

Một con cá voi bơi lặn trên sông Clyde ở Glasgow, Scotland. (Ảnh: Getty)

Mariel Ten Doeschate, nhà phân tích thuộc Chương trình Động vật biển mắc cạn ở Scotland (SMASS) do chính phủ Anh tài trợ nói rằng loài cá voi mõm khoằm Cuvier đặt biệt nhạy cảm với hệ thống sonar (kỹ thuật sử dụng sự lan truyền âm thanh để tìm đường di chuyển) của tàu ngầm vì chúng có thể lặn sâu tới 3 km. 

Theo các nghiên cứu, tín hiệu sóng siêu âm từ tàu ngầm hoặc các hoạt động khảo soát địa chất thường gây ức chế đối với động vật có vú. Trong khi đó, sóng siêu âm có thể đe dọa tới các loài cá voi lặn sâu khiến chúng nổi lên nhanh dẫn tới các chứng bệnh khí ép hoặc các căn bệnh mà thợ lặn hay mắc phải. 

Sự chuyển đổi từ một mức áp lực này sang một mức áp lực khác có thể gây ra tích tụ bong bóng khí trong cơ thể cá voi gây ra các vấn đề về hô hấp. 

SMASS vẫn đang trong quá trình xác định nguyên nhân chính xác cho hiện tượng cá voi chết hàng loạt ở bờ biển Scotland. Nick Davison, người thu thập báo cáo động vật biển cho SMASS cho biết hiện tượng này cũng đang bắt đầu xuất hiện ở bờ biển Ireland gần đó. 

Video: Cá voi cụt đuôi lặn ngụp, vùng vẫy giữa đại dương

"Một thứ gì đó đang xảy ra rõ ràng trên thềm lục địa Ireland. Chúng ta từng thấy các trường hợp tương tự vào năm 2008 hay mùa đông năm 2014, 2015 nhưng số lượng lớn như thế này là điều chưa từng thấy", Nick cho biết. 

Mặc dù không khẳng định trực tiếp hạm đội tàu ngầm Nga là tác nhân gây ra hiện tượng bất thường này nhưng tờ The Times của Anh trong bài báo mới đây ngầm ám chỉ Nga có liên quan tới vụ việc khi dẫn lại ý kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson nói rằng Nga đã tăng cường hoạt động tàu ngầm ở Bắc Đại Tây Dương gấp 10 lần trong năm 2018. 

Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson đầu tháng 8/2018 từng bày tỏ lo ngại về sự gia tăng đột biến số lượng tàu ngầm của Nga và Trung Quốc ở Bắc Đại Tây Dương. NATO và Bộ Quốc phòng Anh cũng đưa ra những cảnh báo tương tự về sự gia tăng này. Tuy nhiên, SMASS cho rằng còn quá sớm để đưa ra một kết luận. 

"Nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng. Nhưng một trong những nghi phạm chính là các sonar tầm trung. Đây là những con cá voi lặn sâu nhất thế giới. Sonar có thể làm cho chúng bị ảnh hưởng. Nhưng điều gì xảy ra cũng xảy ra trong vùng biển quốc tế và nó có thể liên quan tới bất cứ lực lượng hải quân nào", Nick Davison nói. Chuyên gia này cũng tiết lộ đã liên lạc với quân đội để làm rõ vấn đề. 

Song Hy

Tin mới