Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cái chết của trào lưu khoe của online tại Trung Quốc

Các video chứa nội dung khoe đồ hiệu, phô bày cuộc sống xa hoa bị cấm trên nền tảng Douyin vì "cổ súy giá trị không lành mạnh".

Theo Sixth Tone, "khoe của" là một trong 6 nội dung rơi vào danh mục hạn chế của Douyin. Cùng với đó là phô bày cuộc sống xa hoa, "đập hộp" đồ hiệu, khoe khoang địa vị, chế giễu người nghèo...

Ngoài ra, các đoạn clip có cốt truyện bịa đặt để quảng cáo sản phẩm, lừa đảo người dùng cũng nằm trong danh mục cấm.

Khoe của, đập hộp hàng hiệu... là những nội dung video bị cấm trên Douyin. (Ảnh: AFP)

 

Đại diện Douyin cho biết các nội dung khoe tiền tràn lan hiện nay đang "gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần người dùng, đặc biệt là giới trẻ". Do đó, lệnh cấm trên nhằm khuyến khích lối sống tiết kiệm, xây dựng cộng đồng lành mạnh hơn.

Từ đầu năm nay, gần 4.000 tài khoản đã bị khóa vì đăng tải nội dung vi phạm 6 mục cấm trên.

Trước đó, tài khoản Blue Whale Finance đăng bài trên mạng xã hội WeChat, khẳng định các video phô bày độ giàu có trở nên phổ biến vì có lượng tương tác lớn, giúp tăng doanh số bán hàng.

Ví dụ, một tài khoản thuộc về công ty mỹ phẩm thường chia sẻ clip ngắn có nội dung "cô gái nghèo vượt khó". Video này nhận về hơn 10.000 lượt thích, thu về 2 triệu lượt theo dõi và giúp cửa hàng bán ra khoảng 5.000 sản phẩm.

Các video tạo dựng cốt truyện giả nhằm bán hàng thu về lượng tương tác cao trên Douyin. (Ảnh: SCMP)

 

Ding Yanguang, người sáng tạo nội dung trên Douyin và Kuaishou, không cho rằng các video "khoe của, đập hộp" đem lại ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng. Anh tin rằng các nền tảng mạng xã hội cần có nội dung đa dạng để thỏa mãn hàng trăm triệu người dùng.

"Loại bỏ các nội dung không lành mạnh là cách các nền tảng xã hội định hướng người dùng tới lối sống tích cực hơn", Ding nói với Sixth Tone.

Thực tế, trào lưu khoe độ giàu có vốn xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc từ những năm 2000 dưới hình thức blog. Từ đó tới nay, chính quyền nước này vẫn nỗ lực hạn chế sự phổ biến của các hiện tượng này.

Mới đây, giới chức Trung Quốc nhận định các bộ phim truyền hình đề cao cuộc sống giàu sang, lối tiêu xài xa xỉ có một phần ảnh hưởng tới xu hướng khoe của trên mạng xã hội.

Vì thế, chính phủ buộc phải đề ra điều luật mới nhằm kiểm soát chất lượng và nội dung các sản phẩm sáng tạo dành cho trẻ em, thanh thiếu niên.

Nguồn: Zing News

Tin mới