Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bụi mịn PM2.5 và PM1.0 ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

(VTC News) -

Bụi mịn Particulate Matter (PM) là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, tác động xấu đến sức khỏe con người.

Những ngày qua, chất lượng không khí khu vực Hà Nội khá xấu, chỉ số bụi mịn đo được ở mức cao, được xếp hạng đứng đầu thế giới về mức độ ô nhiễm không khí. Nguyên nhân chủ yếu được xác định do bụi mịn.

Bụi mịn là gì?

Theo Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, bụi mịn hay bụi mịn PM (Particulate Matter) là các phân tử vô cơ hoặc hữu cơ bay lơ lửng trong không khí. Chúng thường có nguồn gốc chủ yếu đến từ khói phương tiện giao thông hay qua việc đốt cháy các nhiên liệu hữu cơ trong công nghiệp.

Kích thước của bụi mịn đa dạng, khó nhìn rõ bằng mắt thường và được tính theo đơn vị µm (micromet). Trong đó, các hạt bụi có kích thước siêu vi (micron).

Ảnh chụp tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào trưa 2/3.

Bụi mịn PM2.5 và PM1.0 là gì?

Bụi siêu mịn PM1.0 là loại bụi siêu mịn có kích thước dưới 1.0 micron.

Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2.5 micron trở xuống, nhỏ hơn khoảng 30 lần so với tóc con người.

Nguyên nhân gây ra bụi mịn

Bụi mịn PM2.5 xuất hiện trong không khí bắt nguồn từ nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo.

Nguyên nhân tự nhiên: Cháy rừng, bụi thiên nhiên sa mạc, đất cát, phun trào núi lửa.

Ô nhiễm xảy ra vào thời điểm giao mùa: Thời điểm này, những lớp sương mù dày góp phần làm cho các lớp bụi tích tụ bên trong thành phố, làm cho thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi mịn, bụi siêu mịn.

Bảng đo lường chỉ số ô nhiễm bụi mịn trong không khí. (Ảnh: Viện ứng dụng Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ).

Các nguyên nhân khác như: Giao thông vận tải - các phương tiện ô tô, xe máy sản sinh ra lượng khói thải, cát bụi cuốn theo trong quá trình di chuyển, bào mòn bề mặt đường ra không khí, làm gia tăng lượng bụi mịn lớn làm ô nhiễm không khí.

Sinh hoạt: Bếp than, bếp củi, dầu nấu nướng cũng sinh ra lượng khói thải nhất định, làm gia tăng bụi mịn.

Sản xuất công nghiệp: Các nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp, thải một lượng lớn khói thải ra môi trường, không khí, làm gia tăng lượng bụi mịn trong không khí.

Rác thải: Rác sinh hoạt, rác công nghiệp làm sản sinh ra vi khuẩn, bụi mịn.

Xây dựng: Quá trình xây dựng chung cư, cao ốc, cầu đường cũng gây ra bụi mịn trong môi trường.

Nông nghiệp: Vận chuyển, đốt rơm rạ sinh ra khói thải độc hại, bụi mịn.

Bụi mịn ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

Theo các chuyên gia, bụi mịn mang vi khuẩn có hại cho cơ thể, gây ra hiện tượng dị ứng da. Nếu tiếp xúc với lượng bụi mịn nhiều có thể gây ra các hiện tượng viêm mũi, đau mắt, các bệnh về tai mũi họng.

Bụi mịn có thể hấp thụ chất độc, mang theo vi khuẩn và virus ngoài môi trường. Khi xâm nhập vào cơ, chúng sẽ thải độc tố ngầm vào cơ thể, từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch.

Bụi mịn xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua hoạt động hít thở. Theo đường dẫn khí, bám và tích tụ vào bề mặt phổi. Khi lượng bụi này tích tụ nhiều theo thời gian có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến phổi.

Bụi mịn phá hủy và đẩy nhanh quá trình Apoptosis - một trong những cơ sở sinh bệnh học quan trọng nhất của bệnh tim mạch.

Khi hít phải 1 lượng lớn bụi mịn có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim.

Một số nghiên cứu cho thấy, khi chúng ta tiếp xúc với bụi mịn, chúng có thể di chuyển từ từ vào não, thẩm thấu vào và làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa não.

Bụi mịn chứa kim loại được các nhà khoa học nghiên cứu là nguyên nhân gây ung thư và biến đổi gen ở người.

Minh Quân (Tổng hợp)

Tin mới