Theo Ths.BS Nguyễn Văn Tiến, Tết đến, xuân về là dịp để đoàn viên, gia đình xum họp. Bữa ăn ngày Tết vì thế mà cũng đầy đủ, cầu kỳ hơn so với ngày thường.
Hiện nay, chất lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao, lối sống hiện đại, cách ăn của người Việt cũng thay đổi phần nào.
Mọi gia đình đều theo xu hướng đơn giản hóa các món ăn, thời gian chuẩn bị bữa ăn ít hơn, tuy nhiên bữa ăn ngày Tết vẫn mất cân đối nghiêm trọng. Hầu như các gia đình đều trong tình trạng thừa thịt, thiếu rau, nhiều đồ ngọt.
Bữa ăn ngày Tết thường thừa thịt, thiếu rau xanh.
Bữa ăn ngày Tết đầy những thịt gà, giò lụa, giò bò, chả, giò xào, các loại thịt, món xào và canh măng... Chính sự mất cân đối trong cách ăn uống ngày Tết khiến mọi người mắc các bệnh tiêu hóa nhiều hơn.
Về bữa ăn ngày Tết, Ths. Bs Nguyễn Văn Tiến cho rằng nên bổ sung thêm rau vào bữa ăn hàng ngày.
“Cơm không rau như đau không thuốc”. Theo bác sĩ Tiến, rau quả là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và muối khoáng để phòng chống các bệnh thiếu vi chất.
Rau được sử dụng nhiều trong ngày Tết gồm: rau thơm, xà nách, húng láng, mùi, kinh giới, hành tươi, ớt, tỏi.... Ngoài cung cấp các vitamin, khoáng, chất xơ chúng còn là những vị thuốc kháng sinh thực vật rất tốt.
Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Các loại rau xanh gồm súp lơ, cần tây, tỏi tây, cà chua và các loại quả như cam, chanh, quít, bưởi... là nguồn cung cấp vitamin C.
Bác sĩ Tiến khuyên, các bà nội trợ nên bổ sung thêm vitamin trong các loại rau quả có màu vàng, màu đỏ da cam hay xanh sẫm như: ớt đỏ, cà rốt, cà chua, xoài, gấc, hồng đỏ, rau muống, hành lá...
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của mình, trong bữa ăn ngày tết các bạn đừng quên rau xanh và hoa quả tươi vì nó rất tốt cho cơ thể.
Theo tính toán, nhu cầu rau xanh của mỗi người lớn là 400g/người/ngày và quả chín là 100-200g/người/ngày.
Video: Lạnh xương sống, rau xanh trồng trên đất nghĩa địa