Nội dung này vừa được Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp nghiên cứu này nhằm mục đích để cơ quan thuế kiểm soát được doanh thu của các dịch vụ này để có cơ sở đề nghị tổ chức nước ngoài khấu trừ nộp thuế.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải mở văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam và khai báo nộp thuế nhà thầu.
Lý do phải đưa ra đề xuất trên, theo Bộ Tài chính, hoạt động của mạng Internet là giao dịch xuyên biên giới.
Các công ty vận hành mạng nước ngoài hầu hết không đăng ký kinh doanh và không có văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam.
Đây là một khó khăn cho ngành thuế trong việc quản lý thuế đối với các mạng nước ngoài kinh doanh theo hình thức thông qua mạng Internet.
Hiện Google và facebook cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến cho thị trường Việt Nam thông qua hai phương thức.
Ở phương thức đầu tiên là thông qua các đại lý tại Việt Nam thì chính các doanh nghiệp này sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam khi phát sinh doanh thu.
Như vậy, điều này lại phụ thuộc vào ý thức về nghĩa vụ thuế của các đại lý tại Việt Nam.
Phương thức thứ hai là mua - bán trực tuyến và thanh toán trực tuyến qua thẻ tín dụng hoặc ví điện tử vốn vẫn chưa được quy định rõ.
Tuy nhiên, phía mua dịch vụ sẽ bị thiệt vì không có hóa đơn nên sẽ không được tính vào chi phí hợp lý hoặc bên mua dịch vụ sẽ tự hợp thức hoá bằng cách mua hoá đơn của một dịch vụ khác.
Như vậy, khi thanh tra, kiểm tra thuế cũng sẽ khó biết hết được giá trị thực của chi phí trả cho dịch vụ qua mạng. Nhiều trường hợp cần đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn và phải truy lần theo thông tin thanh toán thực tế.
Mặt khác, với việc thanh toán dựa vào số lần click chuột trả tiền thì việc xác định doanh thu quảng cáo của nhà mạng nước ngoài không dễ dàng.
Lý do là khi đó phải đối chiếu thông tin giữa ngân hàng của người mua và của người bán và tham gia thanh toán trong điều kiện họ không phải là đối tượng nộp thuế trực tiếp và ngân hàng của công ty mạng cũng ở nước ngoài.
Người mua dịch vụ của các tổ chức nước ngoài là cá nhân nên khó có cơ sở đề nghị khấu trừ thuế nhà thầu của tổ chức nước ngoài khi mua dịch vụ.
Do vậy Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu yêu cầu các dịch vụ xuyên biên giới khi thanh toán phải thanh toán qua cổng Napas và các công ty vận hành mạng nước ngoài tại Việt Nam cần thiết lập đầu mối như mở văn phòng đại diện chính thức để phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan quản lý.
Video: Sẽ điều tra kê khai thuế sau bê bối lụa Khaisilk
Loại hình này đã được các nước châu Âu, Ấn Độ, Hàn Quốc thực hiện.
Song song đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan rà soát để sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, lĩnh vực thuế để tăng cường tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cố tình trốn thuế.
>>> Đọc thêm: Điều kỳ diệu của cuộc sống: Chứng kiến em bé chào đời trong túi nước ối