Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Bộ GD&ĐT dự kiến tăng học phí từ cấp mầm non đến đại học

(VTC News) -

Bộ GD&ĐT đề xuất khung học phí của năm học 2021-2022 tăng 7,5%/năm với bậc mầm non, phổ thông và ít nhất 10% với bậc giáo dục đại học.

Hết năm học 2020-2021, Nghị định số 86 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí sẽ hết hiệu lực. Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến góp ý dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 86 với nhiều điểm đáng chú ý. 

Trong đó, Bộ GD&ĐT sẽ quy định cụ thể về học phí với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Các mức thu học phí được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư; khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng.

Dự thảo đề xuất khung học phí của năm học 2021-2022 tăng 7,5%/năm với bậc mầm non, phổ thông và tối thiểu 10% đối với một số khối ngành đào tạo bậc đại học. Với lộ trình này thì đến năm học 2025-2026 bù đắp được 50% chi phí đào tạo, đến năm 2030 học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).

Khung học phí bậc mầm non và phổ thông năm học 2021-2022 cụ thể như sau (đơn vị tiền: VNĐ)

Vùng Mầm non Tiểu học THCS THPT
Thành thị

300.000- 540.000

300.000- 540.000 300.000- 650.000 300.000- 650.000
Nông thôn 100.000- 200.000 100.000- 200.000 100.000- 270.000 200.000- 300.000
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi 50.000- 110.000 50.000- 110.000 50.000- 170.000 100.000- 220.000

Về lý do đề xuất, Bộ GD&ĐT cho biết, căn cứ thực trạng khảo sát về chi phí giáo dục giai đoạn 2016-2019 và mức độ kiểm định chất lượng tại hơn 300 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên 20 tỉnh/thành phố và nghiên cứu của chuyên gia cho thấy, để hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ vào năm 2025 thì mức học phí của nhóm tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư tăng tối thiểu 2,5 lần khung học phí của các trường chưa tự chủ chi thường xuyên.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng đào tạo, tránh trường hợp thu học phí cao nhưng chất lượng thấp nên Bộ GD&ĐT đề xuất các cơ sở giáo dục phải thực hiện lộ trình đạt kiểm định tương ứng với lộ trình tăng học phí theo quy định nêu trên.

Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí các đơn vị giáo dục nghề nghiệp trong 5 năm tới, cụ thể:

Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí các khối ngành đào tạo bậc đại học trong 5 năm tới, cụ thể:

Hà Cường

Tin mới