Mũi nằm trục chính diện và là trung tâm của gương mặt. Một thay đổi nhỏ ở mũi cũng dễ nhận thấy, có thể gây nên sự mất cân đối cho gương mặt, nhất là với những trường hợp mũi hỏng, bị biến dạng sau nâng mũi. Điều này có thể mang đến cảm giác tự ti, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm lý về lâu dài.
ThS.BS Hồ Cao Vũ, cho biết, phẫu thuật tạo hình chỉnh mũi hỏng cần đánh giá kỹ lưỡng nhiều yếu tố hơn so với nâng mũi lần đầu như: chuyên môn và kinh nghiệm bác sĩ trong quá trình khám - tư vấn - phẫu thuật - chăm sóc sau phẫu thuật; lựa chọn phương pháp phẫu thuật và vật liệu ghép; kỹ thuật phẫu tích không gây tổn thương và xơ chai mô thêm; phòng mổ và quy trình vô trùng tuyệt đối trong và 72 giờ đầu sau mổ; tâm lý và mong muốn của khách cùng chi phí…
Dưới đây là chia sẻ của ThS.BS Hồ Cao Vũ hiện đang công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy về những tai biến, biến chứng thường gặp trong nâng mũi sử dụng sụn sườn và sụn tai.
Biến chứng lấy sụn tai
Sụn tai thường được sử dụng để ghép trên chóp của hai sụn cánh để nâng cao phần đầu mũi, hoặc ghép cho những khiếm khuyết của vòm - cánh mũi. Để sụn ghép được nuôi dưỡng, sống tốt sau ghép thì sụn ghép phải giữ được màng sụn và sụn ghép không được quá dày.
Ưu điểm của sụn tai là dễ lấy, với tỷ lệ biến dạng vùng lấy sụn ghép thấp. Bên cạnh đó, những biến chứng khi lấy sụn tai không đúng kỹ thuật thường gặp bao gồm khối máu tụ, biến dạng tai, sẹo lồi và sẹo phì đại.
Để phòng ngừa tụ máu, tụ dịch ở tai sau phẫu thuật đòi hỏi bác sĩ phải cầm máu kỹ và băng ép cẩn thận sau khâu da vùng sụn bị lấy đi. Nếu không loại bỏ khối máu tụ ra khỏi khoang vết thương, phần còn lại có thể gây nên xơ hóa và gây ra biến dạng tai.
Biến chứng lấy sụn sườn
Sụn sườn là một sụn có kích thước tương đối lớn và có thể đủ lượng, diện tích cho vùng cần ghép trong phẫu thuật nâng mũi, sụn ít bị tiêu đi theo thời gian, có thời gian sử dụng xem như vĩnh viễn khi thực hiện đúng kỹ thuật ghép. Sụn sườn rất có lợi cho các phẫu thuật chỉnh mũi hỏng (nâng mũi tái cấu trúc) - do trong các lần phẫu thuật nâng mũi trước đó đã sử dụng hết sụn vách ngăn, sụn tai.
Bên cạnh đó, nhược điểm của sụn sườn là có thể cong vênh, độ cứng nhiều, có vết sẹo thành ngực nơi lấy sụn và thời gian phẫu thuật kéo dài hơn.
Cần lưu ý trước khi phẫu thuật nâng mũi tái cấu trúc sử dụng sụn sườn, bác sĩ nên đánh giá tiền sử phẫu thuật nâng mũi lấy sụn sườn và chấn thương thành ngực trước đó.
Các biến chứng khi lấy sụn sườn không đúng kỹ thuật là: Tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, tụ máu thành ngực và sẹo nơi vết mổ lấy sụn sườn ở thành ngực.
Ngoài ra, ThS.BS Hồ Cao Vũ cho biết thêm, những biến chứng khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc hỏng sửa đi sửa lại nhiều lần, nhiều trường hợp gây nên tổn thương bề mặt bên trong (hay còn gọi là niêm mạc mũi). Cũng như khi ghép các mảnh ghép để tạo cấu trúc mũi vững chắc, nhiều bác sĩ dùng mảnh ghép quá nhiều, làm tăng bề dày của vách ngăn nhiều hơn so với với tự nhiên ảnh hưởng vấn đề hô hấp và chèn ép các cuống mũi.
Nhiều trường hợp dẫn đến bít lỗ mũi gây nên biến chứng nghẽn sự thông khí ở mũi, cảm giác khi thở không thoáng; trường hợp chèn ép cuống mũi gây phù nề, dị ứng, tăng tiết dịch mũi, lâu ngày dẫn đến polip, tắt lỗ xoang gây viêm xoang cùng nhiều biến chứng khác.
ThS.BS Hồ Cao Vũ tốt nghiệp thạc sĩ Trường đại học Y Dược TP.HCM, hiện đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy và có trên 10 năm phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình nâng mũi hỏng sau phẫu thuật. BS Hồ Cao Vũ có nhiều kinh nghiệm sửa các ca mũi lệch trụ, lệch sóng, lệch vách ngăn, lộ sóng…
Năm 2010, bác sĩ trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại khoa phẫu thuật tạo hình của MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA, Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Đã thực hiện hơn 1.000 ca phẫu thuật nâng ngực hỏng và nâng mũi tái cấu trúc.
Website: https://tuvanthammytohinh.vn/
SDT: 0911413443
Fanpage: Bác sĩ Hồ Cao Vũ