Trung bình độ mặn của Biển Chết cao gấp 8,6 lần các đại dương khác. Nhiều người vẫn nghĩ là do nồng độ muối đậm đặc nên không hề có sinh vật nào có thể tồn tại được tại đây. Thực tế là không phải vậy. Trong mùa mưa thì nồng độ muối của biển giảm xuống và một số loại vi sinh vật vẫn có thể phát triển ở đây.
Khu vực này sở hữu làn nước trong xanh, khí hậu khô và luôn chan hòa ánh nắng. Đặc biệt, những hòn đảo được tạo thành từ cồn muối nhỏ nổi giữa hồ cũng chính là nơi cho ra đời rất nhiều bức hình ảo diệu trên mạng xã hội.
Biển Chết còn là nơi thấp nhất Trái đất. Bờ và mặt nước ở đây thấp hơn mực nước biển đến 423 mét (số liệu năm 2011, con số này càng tăng cao sau mỗi năm), cũng chính vì điều này mà người ta gọi nó là "cái rốn của Địa cầu".
Với nồng độ mặn ở mức 38%, nước hồ có sức đẩy rất lớn nên cơ thể bạn dễ dàng nổi trên mặt nước mà không cần bất kỳ loại phao hay thiết bị hỗ trợ.
Tuy vậy, nồng độ muối cao có thể dễ dàng làm phai màu quần áo của bạn. Do đó, hãy để hết đồ bơi đắt tiền ở nhà và chỉ mặc đồ tắm cũ ngâm mình trong Biển Chết.
Dù vậy, bạn được khuyến cáo là không nên ngâm mình quá lâu trong Biển Chết và vẫn phải thoa kem chống nắng đầy đủ.
Nơi đây từng là khu nghỉ dưỡng của Herod Đại Đế, vua nước Palestine cổ. Ngoài ra, Biển Chết gắn liền với lịch sử của nữ hoàng Ai Cập Cleopatra khi bà thường xuyên tới đây nghỉ dưỡng và cho xây dựng các xưởng sản xuất dược phẩm…
Lý do chính cho tình trạng này là sự suy giảm của sông Jordan, và sự xuất hiện của hơn 5.500 hố sụt xung quanh bờ biển. Các nhà môi trường cảnh báo rằng biển Chết sẽ "chết" hẳn vào năm 2050 nếu mực nước của nó tiếp tục hạ xuống với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Vì vậy, hãy ghé thăm Biển Chết sớm nhất có thể, trước khi nó thay đổi đến mức không thể cứu vãn được nữa.