Quả vài giàu năng lượng, chứa khá nhiều canxi, magie, kali và các vitamin B1,B2, C. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, bồi bổ sức khỏe, tăng cường miễn dịch, nâng sức đề kháng.
Để không bị nóng, bạn cần lưu ý:
Ăn cả lớp màng trắng: Lớp màng này hơi chát, tuy nhiên Đông y cho rằng nó có tác dụng điều hòa tính nóng của vải. Phần trắng trên đầu hạt vải cũng có tác dụng tương tự.
Ăn vải quá nhiều sẽ bị nóng.
Uống chút nước muối trước khi ăn vải: Có thể thay bằng trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh… là những thứ có tính mát. Ngoài ra cũng có thể ăn vải sau bữa cơm, khi cơ thể đã lấy đủ lượng muối qua thực phẩm, giúp giảm tính nóng của quả vải.
Không ăn nhiều: Đây là lưu ý quan trọng nhất. Người lớn chỉ nên ăn tối đa 10 quả vải mỗi lần, trẻ em chỉ nên ăn 3-5 quả.
Nếu ăn nhiều vải thì dù bạn áp dụng 2 cách trên cũng sẽ bị nóng. Thậm chí việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến “say” vải, thực chất là lượng đường glucoza quá lớn cùng lúc đi vào máu, vượt quá khả năng chuyển hóa của gan. Cơ thể phải tiết insulline đột ngột, dẫn đến phản ứng đường máu thấp khiến bạn choáng váng, sây sẩm. Cách xử lý lúc này là uống nước đường.