Chất lượng Nhật Bản dành cho người Việt Nam
Chọn Việt Nam làm nơi dừng chân sau nhiều chuyến khảo sát các nước Châu Á, Acecook đã đi một “nước cờ lớn” tại đất nước hình chữ S. Bởi thời điểm này, thị trường thực phẩm tại Việt Nam còn khá đơn điệu, chất lượng sản phẩm và mức độ an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Quyết định đầu tư ấy cũng đồng nghĩa đối mặt với những thử thách như sự khác biệt văn hoá và môi trường kinh doanh. Trong số đó, có lẽ gian nan nhất là bài toán giá thành hợp lý nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.
Đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, Acecook đã trải qua thời kì khó khăn khi giá thành sản phẩm cao so với thị trường
Xác định phát triển trên nền tảng chất lượng và công nghệ Nhật Bản, Acecook đã nhập khẩu dây chuyền sản xuất từ công ty mẹ, đội ngũ chuyên gia người Nhật cũng lên đường sang Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, phối hợp sản xuất và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đồng thời, Acecook phải nhập khẩu hầu như tất cả nguyên liệu bởi ngành sản xuất nội địa thời điểm ấy vẫn chưa phát triển. Điều này đã làm giảm sức mạnh cạnh tranh về giá của Acecook trên thị trường. Cuối cùng, đáp án Acecook đưa ra cho bài toán này chính là chia sẻ công nghệ, kiến thức và hướng dẫn cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu tại Việt Nam nâng cấp dây chuyền, cải tạo nhà xưởng, quản lý chất lượng để có được nguồn nguyên liệu đạt chuẩn.
Sau 5 năm, Acecook đã có thể chuyển từ nguyên liệu nhập khẩu sang nguyên liệu trong nước, điều này giúp giảm giá thành và cho ra đời các sản phẩm chất lượng cùng giá cả hợp lý.
Giờ đây - 25 năm kể từ ngày ra mắt sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam, Acecook đã sở hữu 11 nhà máy với những dây chuyền hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, công suất lớn hơn cùng những phòng thí nghiệm, nghiên cứu bậc tối tân và những đầu tư này vẫn hướng đến mục đích duy trì tôn chỉ từ khi khởi đầu, đó là chất lượng Nhật Bản.
Muốn đi đường dài, phải thấu hiểu văn hoá địa phương.
Câu chuyện thành công của Acecook Việt Nam còn làm nhiều người quan tâm hơn khi đã thành công vượt qua chướng ngại khó khăn nhất – sự khác biệt về văn hoá, đặc biệt là văn hoá ẩm thực – đó là điều mà rất hiếm doanh nghiệp nước ngoài làm được.
Công nghệ và kinh nghiệm sản xuất mì ăn liền của Nhật Bản là thế mạnh không bàn cãi, nhưng để hương vị phù hợp với người dân bản địa thì lại là điểm yếu đối với hầu hết doanh nghiệp nước ngoài. Để chinh phục được điều đó, Acecook đã hòa nhập và trân trọng văn hóa bằng cách đầu tư cho việc nghiên cứu khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam, từ đó phát triển sản phẩm trên nền ẩm thực Việt.
“Chỉ người Việt mới hiểu được khẩu vị của người Việt”
Acecook trao nhiệm vụ tìm ra các hương vị yêu thích của người tiêu dùng cho chính đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của người Việt. Và chiến thuật “ăn liền hoá” các hương vị Việt truyền thống của Acecook thật sự trở thành bước đột phá vào thị trường Việt Nam thời điểm đó. Không ai hiểu khẩu vị người Việt bằng người Việt, và chính sự am hiểu này đã giúp hương vị sản phẩm Acecook được tinh chỉnh từng li một theo văn hoá, sở thích từng vùng miền.
Chẳng hạn, cùng là Hảo Hảo vị tôm chua cay, nhưng cái chua của miền Bắc lại khác một chút cái chua của niềm Nam. Hơn thế nữa, Acecook còn thử thách với những hương vị khó như hơn: tô bún mắm miền Tây được dày công nghiên cứu để chuyển tải “linh hồn” của món mắm cá linh vào trong sản phẩm ăn liền,…
Cứ thế, 25 năm gắn bó với Việt Nam, phục vụ hơn 3 tỷ bữa ăn mỗi năm cho người tiêu dùng, Acecook đã không ngừng phát triển, tạo cho mình hàng trăm hương vị sản phẩm mà “cảm hứng” được lấy từ kho tàng ẩm thực nội địa. Hành trình từ chinh phục khẩu vị, đến chinh phục trái tim của Acecook có thể gói gọn trong một bí quyết thành công, chính là “Công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam”.