Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Bất ngờ: Nhà bẩn là nguyên nhân khiến trẻ béo phì?

Nghe thật phi lý nhưng theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học, Công nghệ & Môi trường của Hội Hoá học Hoa Kỳ thì nguy cơ trẻ bị béo phì sẽ tăng cao nếu hít phải 50 miligrams bụi mỗi ngày.

Thủ phạm không ngờ khiến trẻ bị béo phì

Nghiên cứu chỉ ra rằng chất EDC thường có trong cách chất tẩy rửa, đồ chơi trẻ em và trộn lận với bụi bẩn trong nhà chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ cân nặng tăng lên nhanh chóng. Bởi nó là tác nhân thúc đẩy việc tăng sinh PRARgamma - một trong những yếu tố quan trọng đến béo phì. Nguy cơ này càng tăng cao đối với trẻ em vì PRARgamma trong cơ thể rất dễ bị kích hoạt khi trẻ còn nhỏ.

Trẻ bị béo phì không chỉ do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Các nhà khoa học tại Mỹ đã lấy mẫu bụi bẩn từ 11 căn nhà nằm ở phía Bắc Carolina và làm thí nghiệm trên tế bào mỡ chuột.  Kết quả cho thấy: 7 mẫu bị kích hoạt tế bào mỡ để phát triển tế bào chất béo trưởng thành. 9 mẫu còn phân chia tạo ra những cụm tế bào mỡ lớn hơn.

Đặc biệt, các nhà khoa học cũng cho biết chỉ cần một chút bụi bẩn khoảng 3 microgram cũng sẽ gây ra việc tăng cân đáng kể. Và nguy hại hơn nếu như một đứa trẻ trung bình hít khoảng 50 miligrams mỗi ngày hoặc tiếp xúc với chất EDC quá sớm thì rất dễ bị thừa cân béo phì khi lớn lên.

Bụi bẩn cũng là một trong những thủ phạm khiến trẻ thừa cân

Như vậy, việc trẻ bị béo phì không chỉ do chế độ ăn uống không lành mạnh, kém vận động mà còn do nhà cửa vệ sinh không sạch sẽ, tiếp xúc với nhiều bụi bẩn. Một nguyên nhân bất ngờ mà khó có bậc phụ huynh nào nghĩ đến.

Vệ sinh nhà cửa thế nào mới sạch?

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ thì, mẹ cần lau dọn nhà cửa thường xuyên theo cách dưới đây để đảm bảo không còn bụi bẩn lẩn khuất trong nhà:

- Bắt đầu lau dọn từ trên cao: Điều này sẽ giúp việc dọn dẹp dễ dàng hơn, tránh việc bạn phải vệ sinh sàn nhà nhiều lần. Khi lau quạt trần, bóng đèn… hãy nhớ lấy một tấm bạt nilong che bàn ghế, và đưa đồ dùng làm bằng lông hoặc len ra ngoài để tránh bị bụi bám nhiều hơn.

- Lau sạch tường: rất nhiều người thường bỏ qua khu vực này khi lau dọn nhưng đây chính là nơi rất dễ hình thành nấm mốc gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

- Chú ý những khu vực có nhiều bụi như nóc tủ, gầm giường, máy hút khói, đáy và mặt sau của tủ quần áo, tủ lạnh…

Làm sạch rỉ than, bụi bẩn ở lò nướng, bếp gas…

- Vệ sinh sofa: bạn dùng gậy hoặc thanh gỗ lớn đập lên sofa và nệm để bụi bẩn bay hết. Đồng thời nhớ vệ sinh ga trải nệm, vỏ gối 1 lần/1 tuần.

- Bỏ bớt sách báo cũ: thường xuyên sắp xếp lại kệ sách, loại bỏ những tờ báo cũ, giấy tờ không quan trọng vì đây là nơi rất dễ bị bụi bẩn xâm nhập.

- Vệ sinh máy lọc không khí, điều hòa bởi nếu không vệ sinh lưới lọc thiết bị thì đây sẽ là “nơi trú ẩn” lý tưởng của nấm mốc, bụi bần.

- Đừng quên quét sạch bụi trên sàn và dùng máy hút bụi vệ sinh các vị trí khuất trong phòng, thảm trài sàn.

Và bạn hãy luôn nhớ dù bận đến đâu khi cũng nên tổng vệ sinh nhà cửa 1 tuần/ 1 lần để đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ, vệ sinh.

Thiên Vân

Tin mới