Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bất động sản, chứng khoán 'kêu cứu' vì Nghị định 20

Sau 3 năm được ban hành, Nghị định 20 đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nhiều nhóm ngành nghề phải "kêu cứu", mới nhất có Hiệp hội Bất động sản và chứng khoán.

Năm 2017, Nghị định 20/2017/NĐ-CP được ban hành nhằm quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết với mục tiêu là chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, tại đoạn 1, khoản 3, điều 8, chương II của Nghị định 20 bị rất nhiều doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế đánh giá là chưa hợp lý.

Ngành bất động sản "than thở" vì Nghị định 20

Cụ thể, tại đoạn 1, khoản 3, điều 8, chương II của Nghị định 20 cho biết: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế".

 Khoản 3 điều 8 của Nghị định 20 quy định chi phí tài chính chỉ đc 20% so với tổng lợi nhuận thuần cộng với khấu hao (EBITDA)... ảnh hướng rất nhiều đối với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài ngoài nước.

Hiểu một cách đơn giản, chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế. Với việc áp dụng mức quy định như trên, nhiều doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn về huy động vốn, mở rộng kinh doanh.

Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, khoản 3 điều 8 của Nghị định 20 quy định chi phí tài chính chỉ đc 20% so với tổng lợi nhuận thuần cộng với khấu hao (EBITDA)... ảnh hướng rất nhiều đối với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài ngoài nước.

"Nếu áp theo quy định này, mỗi năm doanh nghiệp phải nộp thêm mấy trăm tỷ cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, nộp đúng thì không sao nhưng khoản này không đúng", ông Nam nói.

Ông Nam cho biết, các tập đoàn lớn đứng ra vay tiền chỉ vay cho công ty mẹ, không cho công ty con vay. Nhưng Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính giải thích là để chống chuyển giá nhưng mục tiêu bắn trượt lại bắn trúng quân ta, toàn bắn trúng doanh nghiệp trong nước.

"Đơn cử, EVN năm ngoái nộp thêm khoảng 700 tỷ nhưng không hợp lý. Luật Doanh nghiệp cho huy động các nguồn, vay ngân hàng là hợp lý, luật thuế cho khấu trừ khoản hợp lý… nhưng Nghị định 20 lại khống chế 20%, còn bao nhiêu phải xuất ra ngoài, không có trừ thuế", ông Nam nói.

Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. 

Ông Nam đặc biệt nhấn mạnh: "Điều này thủ tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp, tạo ra chi phí vô lý, tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong nước liên kết toàn trong nước, làm gì có thuế cao thấp hơn".

Từ đó, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng kiến nghị cần phải sửa Nghị định, trước khi chưa sửa thì đề nghị tạm dừng: "Kiến nghị được bàn luận rất nhiều trên báo chí, hội thảo… nhiều chuyên gia phân tích là không hợp lý. Chính phủ giao Bộ Tài chính trả lời, Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế thì đại ý vẫn từ từ xem xét. Không biết từ từ thế nào nhưng việc thu thuế không từ từ. Doanh nghiệp thì rất sợ, nộp tiền vào rồi đố rút đc ra", ông Nam nói.

Chứng khoán cũng ''kêu cứu''

Cuối tháng 4/2019, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phản hồi về một số điều chỉnh của Nghị định 20/2017/NĐ-CP.

Thay mặt các Công ty chứng khoán, VASB cho rằng Nghị định 20/2017/NĐ-CP, cụ thể là khoản 3 điều 8 là chưa hợp lý và chưa đúng với tinh thần của pháp luật.

Theo đó, VASB mong Bộ trưởng cho chỉ đạo các bộ, ban, ngành có liên quan làm rõ một số nội dung liên quan chính sách thuế trong Nghị định 20 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

VASB cho rằng Nghị định 20/2017/NĐ-CP đang có một số điều khoản chưa hợp lý và chưa đúng với tinh thần của pháp luật. 

Theo VASB, các công ty chứng khoán là doanh nghiệp đặc thù đã được cấp phép hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ, một hoạt động có tính chất tương tự như hoạt động tín dụng của một tổ chức tín dụng. Để có nguồn vốn giao dịch kỹ quỹ thì công ty cần vay từ các tổ chức tín dụng, thực hiện phát hành trái phiếu,... và phát sinh chi phí đi vay tương ứng để tài trợ cho hoạt động này, nhưng công ty chứng khoán lại không nằm trong đối tượng được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng điều 3, khoản 8.

Theo đó, nội dung này không đảm bảo tính công bằng đối với các công ty trong ngành chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ. Quy định này cản trở đối với doanh nghiệp trong việc huy động vốn để phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô nghiệp vụ cho vay giao dịch ký quỹ.

VASB cho rằng, Nghị định 20 gây khó khăn trong việc hoạch định kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn tới cản trở sự năng động của doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh. 

Ngoài ra, VASB nhấn mạnh, Tổng cục Thuế chưa có hướng dẫn chính thức về Nghị định 20, song một số Chi cục Thuế địa phương đã có một số chính sách thuế không công bằng tới doanh nghiệp, gây nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, cản trở thanh khoản trong lưu thông nguồn vốn trên thị trường tiền tệ. 

"Nghị định này không khuyến khích doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, mà lợi nhuận chính là nguồn đóng góp thuế cho nhà nước", văn bản của VASB nhấn mạnh.

Những quy định thiếu rõ ràng, không nắm bắt được bản chất hợp lý của chi phí lãi vay, đánh đồng các giao dịch kinh doanh... đã vô tình cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể gây thua lỗ kéo dài, mất nguồn thu với chính sách Nhà nước.

Việt Vũ

Tin mới