Vùng nội đô lịch sử của Hà Nội gồm 4 quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng. Đây là vùng lõi của Thủ đô, có tổng diện tích khoảng 34 km2, nhỏ hơn đáng kể so với các quận xung quanh như: Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm…
Với quỹ đất hẹp, lại chịu sự quản lý chặt chẽ của Quy hoạch chung Thủ đô (giới hạn về số tầng, số dân), không khó hiểu vì sao số lượng dự án được cấp phép tại nội đô lịch sử luôn ở mức rất thấp so với các quận huyện khác, bất chấp nhu cầu nhà ở tại đây luôn ở mức đặc biệt cao.
Nhưng cũng chính vì vậy mà việc đầu tư nhà đất tại nội đô lịch sử đã trở thành một cuộc chơi đầy hấp dẫn, bởi hệ số và tiềm năng sinh lời là rất lớn. Đơn cử như quận Hoàn Kiếm, một khảo sát của Batdongsan.com.vn cho hay sau 18 năm, giá nhà bình quân tại đây tăng gấp 33 lần, một con số “khủng khiếp” nếu so với mức tăng 8 lần của giá vàng trong cùng giai đoạn. Tiếp đó là quận Đống Đa, Hai Bà Trưng cũng là những quận có giá nhà tăng chóng mặt.
Các chuyên gia đô thị cho rằng, trong tương lai không xa, không gian công cộng sẽ bị thu hẹp hoặc mất đi nếu như các chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc tận dụng tối đa quỹ đất để xây những khu nhà cao tầng mà không thực sự quan tâm đến việc tạo một không gian sống xanh, trong lành kết nối giữa các khu nhà.
Song, cuộc chơi của giới đầu tư có phần khác với ước vọng của những người có nhu cầu ở thực. Bởi với người ở thực, nhà ở là một chốn an cư, trước khi là một khoản sinh lời. Các đặc điểm cố hữu về quỹ đất và số dân đã khiến vùng lõi của bất kỳ đô thị nào trên thế giới cũng đều bị “nén” rất chặt. Hà Nội cũng không là ngoại lệ khi tình trạng bê tông hóa đang diễn ra ở mức độ cao tại vùng nội đô lịch sử.
Các chủ đầu tư, vì phải chịu chi phí lớn về đất đai, tìm mọi cách để tận dụng tối đa quỹ đất nhằm gia tăng diện tích thương phẩm và tối ưu hóa lợi nhuận. Hệ quả là nhiều dự án đã không được đầu tư đầy đủ về không gian sống và tiện ích cho cư dân, dù cho nhu cầu là hiện hữu.
Theo thống kê, từ năm 2010 trở đi, Việt Nam mới bắt đầu khoảng thời gian thực thi các công trình xanh, trải qua 10 năm (2012-2021) thì số lượng công trình xanh của Việt Nam tính đến tháng 5/2021 đã được hoàn thành và có chứng nhận là 174 công trình. Số lượng đang được thiết kế và thi công chưa có chứng nhận khoảng 100-150 công trình.
So với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, số lượng đạt công trình xanh của Thái Lan hiện gấp đôi Việt Nam, Malaysia có tỉ lệ cao hơn Việt Nam, riêng Singapore hiện nay có khoảng từ 4.000 đến 5.000 công trình đã hoàn thành.
Tính riêng tại Hà Nội, số công trình xanh chỉ đếm trên đầu ngón tay và hầu hết nằm ở ngoại ô thành phố. Trên thực tế, cũng không nhiều chủ đầu tư có điều kiện hoặc “đủ tầm” để kiến tạo những công trình xanh chất lượng vì khách hàng và cộng đồng.
Theo các chuyên gia, việc phát triển dự án xanh mang lại rất nhiều lợi ích về lâu dài cho cả khách hàng và Chủ đầu tư cả về tiền bạc lẫn sức khỏe và nâng tầm chất lượng sống. Ngày nay, một chốn an cư không phải chỉ là nơi có vị trí đẹp, có chất lượng xây dựng tốt mà còn phải có tiện ích đồng bộ, hiện đại, môi trường cảnh quan tươi xanh, trong lành. Sống xanh chính là sống sang, thể hiện đẳng cấp và gu thẩm mỹ của từng con người.
Ghi nhận cho thấy, tính tới thời điểm hiện tại, khu vực trung tâm Hà Nội đã manh nha xuất hiện một số dự án được phát triển theo hướng xanh. Tuy nhiên, thị trường chưa từng ghi nhận một dự án xanh nào tại khu vực nội đô lịch sử cho đến khi Green Diamond của Tổng công ty xây dựng Việt Nam Vinaconex xuất hiện.
Tọa lạc tại trung tâm của quận Đống Đa, Green Diamond hiện diện như một khu vườn thẳng đứng ngay trung tâm tuyến phố tài chính Láng Hạ khi sở hữu hơn 320 khu vườn xinh xắn trên cao. Các kiến trúc sư người nước ngoài đã đưa ra ý tưởng kết nối cây xanh liền mạch từ mặt đất, trên tường và trên cao, kết nối với không gian xanh từ công viên Hồ Thành Công gần ngay dự án.
Nằm ngay ngã tư Láng Hạ - Thái Hà - một trong những tuyến phố hướng tâm thuộc nội đô lịch sử, Green Diamond được coi là “tuyệt tác xanh đầu tiên” trên quỹ “đất vàng” cuối cùng được cấp phép xây dựng công trình cao tầng thuộc 4 quận nội đô Hà Nội.
Với công nghệ trồng và chăm sóc cây hiện đại, mỗi căn hộ tại Green Diamond sở hữu không gian xanh, tạo thành một khu vườn xanh theo chiều thẳng đứng đầy ấn tượng. Dự án còn mang đậm chất xanh hướng Việt khi phát triển lối kiến trúc mở - đặc trưng của kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam để khai thác triệt để ưu điểm của hướng gió và ánh sáng. Các căn hộ bố trí phân tán, mỗi căn hộ đều sở hữu ít nhất hai mặt thoáng đón gió và ánh sáng tự nhiên.
Mọi chuẩn mực sống cao cấp đều được đáp ứng trọn vẹn, từ sự yên bình, thư thái trong không gian nội khu đến nhịp sống sôi động, hưởng trọn tinh hoa của vùng lõi Thủ đô văn hiến.