Cả Bắc Cực và Nam Cực đều lạnh do vị trí ở đỉnh và đáy hành tinh khiến hai nơi này không nhận được ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời. Ở cả hai nơi, mặt trời luôn nhô lên ở vị trí thấp trên đường chân trời, ngay cả giữa mùa hè.
Nhiệt độ ở Nam Cực quanh năm đều lạnh hơn Bắc Cực.
Bắc Cực
Bắc Cực bao gồm vùng đại dương băng giá rộng lớn bao quanh là tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu đến cây cối còn khó sống nổi. Khi đứng ở cực Bắc thì dù nhìn về hướng nào cũng đều là hướng Nam. Cực Bắc nằm ở giữa đại dương, được bao phủ bởi lớp băng dày và thường xuyên di chuyển. Nếu bạn lỡ chân rớt xuống nước bạn sẽ trở thành hóa thạch băng và chìm xuống độ sâu lên đến 4000m.
Trên mặt nước, nhiệt độ trung bình vào mùa đông có thể xuống dưới -40 độ C và nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận vào khoảng -68 độ C. Bất chấp những điều kiện khắc nghiệt này, con người vẫn có khu dân cư ở Bắc Cực hàng ngàn năm nay. Ngoài con người, hệ sinh thái ở Bắc Cực còn có các loài sinh vật sống trên băng, động thực vật phiêu sinh, cá, chim, động vật có vú dưới nước, động vật trên đất liền và thực vật.
Hệ sinh thái ở Bắc Cực rất đa dạng.
Nam Cực
Nam Cực là châu lục nằm ở cực Nam Trái Đất. Nó là châu lục rộng thứ 5 thế giới với diện tích hơn 14.000.000 km2, gấp gần 2 lần kích thước của Australia. Khoảng 98% diện tích Nam Cực là băng tuyết dày ít nhất 1600m nằm trên một nền đá và lục địa khổng lồ với nhiều núi cao, bị cô lập với ảnh hưởng đại dương. Do đó, điều kiện sống ở Nam Cực được coi là khắc nghiệt nhất trên toàn thế giới.
Nhiệt độ ở Nam Cực có thể đạt đến -89 độ C. Vì nó quá khắc nghiệt nên không có dân cư sinh sống, chỉ có khoảng 1.000 - 5.000 người sống tại các trạm nghiên cứu phân bố dọc châu lục. Ngay cả những động vật và thực vật cũng rất hiếm hoi, chỉ có những loài thích nghi được cái lạnh mới có thể sống sót, bao gồm các loài tảo, sinh vật nguyên sinh, vi khuẩn, nấm và một số ít động thực vật.
Lý do Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực
Lý do chính khiến Nam Cực lạnh hơn nhiều so với Bắc Cực nằm ở khác biệt chủ chốt giữa hai khu vực. Bắc Cực là đại dương còn Nam Cực là lục địa. Phần lớn Nam Cực cao hơn mực nước biển trung bình đến 3.000 m, vì càng lên cao nhiệt độ sẽ càng giảm và điều đó cũng giải thích cho lý do Nam Cực lại lạnh như vậy.
Nhiệt độ ở Nam Cực có thể làm tô mì đóng băng ngay lập tức.
Bắc Cực là một đại dương bao quanh bởi đất liền. Nam Cực là đất liền bao quanh bởi đại dương. Nước ấm lên và nguội đi chậm hơn so với đất liền, dẫn tới nhiệt độ ít cực đoan hơn. Ngay cả khi Bắc Băng Dương bị băng bao phủ, nhiệt độ tương đối ấm của nước cũng có hiệu ứng điều hòa thời tiết tại đó, giúp Bắc Cực ấm hơn Nam Cực.
Một lý do nữa là các mùa đều chống lại Nam Cực. Vào khoảng tháng 7, khi Trái đất xa Mặt trời nhất, thì phần Bắc Bán cầu lại quay về hướng Mặt trời nên ấm áp hơn trong khi phần Nam bán cầu lại quay ra xa mặt trời khiến lạnh càng thêm lạnh và lúc đó cũng chính là mùa đông ở Nam Cực, làm cho cực Nam lạnh gấp hai lần.