Ở ấp An Khánh, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Đời là lão nông nổi tiếng. Con cái lớn đi làm ăn xa, chỉ còn hai vợ chồng ở nhà nuôi yến và quản lý 15 ao nuôi cá. Tài sản hiện tại của ông Đời, như lời ông nói, thừa để thế chấp vay tới 20 tỷ đồng tại ngân hàng.
Ông kể, năm 2004 ông vay Ngân hàng NN và PTNT hơn 400 triệu đồng, đầu tư vào nuôi cá tra. Năm đầu, do chưa có kinh nghiệm, ông bị lỗ. Không nản, ông tiếp tục đầu tư nuôi cá, được giá, lợi nhuận tăng gấp đôi. Tiền bán cá, ông mua thêm ao, mở rộng sản xuất.
Đến nay, gia đình ông sở hữu 15 ao nuôi cá ở cù lao Tân Phong, mỗi năm xuất bán khoảng 5000 tấn cá. Từ chỗ vay vốn ngân hàng, có thời điểm ông còn gửi tiết kiệm tại Agribank hơn 10 tỷ đồng. Gần 20 năm giao dịch với ngân hàng, tiền vào từ bán cá, tiền ra mua thức ăn chăn nuôi, ông Đời đều thực hiện qua Agribank.
Một phần ao nuôi cá của ông Nguyễn Văn Đời ở cù lao Tân Phong.
Ở một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, không chỉ người nông dân như ông Đời gắn bó với ngân hàng Agribank mà nhiều doanh nghiệp cũng lựa chọn Agribank để vay vốn đầu tư vào phát triển.
Ông Nguyễn Văn Ửng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Nông Thuận Phát cho biết doanh nghiệp phân bón của ông thành lập được 13 năm, thì 13 năm ông vay vốn Agribank để đầu tư vào sản xuất vì lãi suất ổn định, hệ thống phòng giao dịch rộng khắp, thuận tiện cho khách hàng của doanh nghiệp là bà con nông dân chuyển tiền thanh toán mua phân bón.
Ông Nguyễn Văn Ửng trao đổi với cán bộ Agribank Tiền Giang.
Đồng hành cùng người nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, khi khách hàng gặp khó khăn do dịch COVID-19, Agribank Tiền Giang đã nhanh chóng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ.
Anh Trần Văn Sanh, Phó Giám đốc PGĐ Cty TNHH 1 thành viên lương thực thực phẩm Đức Thành cho biết, với khoản vay 33 tỷ đồng của công ty, việc giảm lãi 10% của Agribank trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 200 triệu đồng.
Chưa kể, công ty còn được vay vốn theo gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất 4,5%/năm. Một mức lãi suất vay ngắn hạn hết sức ưu đãi, góp phần giúp Đức Thành luôn duy trì năng suất chế biến trung bình 1000 tấn lúa/ngày với khoảng 300 công nhân, cho doanh thu 80 tỷ đồng/tháng.
Ông Trương Văn Đoàn, Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Tiền Giang cho biết, dư nợ cho vay thu mua, xay xát, chế biến lúa gạo cuối năm 2021 lên đến 1.880 tỷ đồng, chiếm 13 % tổng dư nợ của Chi nhánh. Nguồn vốn này đã giúp cho doanh nghiệp, thương lái thu mua một lượng lúa gạo rất lớn của nông dân, đồng thời cũng góp phần tạo lưu thông chuỗi cung - cầu nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, Agribank Tiền Giang đã tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tổng số dư nợ được cơ cấu lại là 1.428 tỷ đồng với 2.991 khách hàng. Đồng thời, Agribank Tiền Giang cũng cho vay mới để phục hồi sản xuất với số tiền là 1.234 tỷ đồng.
Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang cũng chủ động về nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của tất cả các thành phần kinh tế, như: sản xuất, chế biến, thương mại, dịch vụ, vận tải, tiêu dùng... và tất cả các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân.
Dư nợ cho vay thu mua, xay xát, chế biến lúa gạo cuối năm 2021 lên đến 1.880 tỷ đồng, chiếm 13 % tổng dư nợ của Chi nhánh. Nhờ nguồn vốn này đã giúp cho doanh nghiệp, thương lái thu mua một lượng lúa gạo rất lớn của nông dân, đồng thời cũng góp phần tạo lưu thông chuỗi cung – cầu nông sản của vùng ĐBSCL.
Với định hướng ưu tiên về nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho “tam nông”, tranh thủ, ưu tiên những nguồn vốn rẻ, lãi suất ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank Tiền Giang luôn được người nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn lựa chọn là bà đỡ tín dụng cho mình trên con đường làm giàu từ mô hình “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”.