Các hình ảnh chụp từ trên không ở quốc đảo Tonga hôm 18/1 cho thấy sự tàn phá khủng khiếp sau khi núi lửa phun trào và sóng thần xuất hiện gần như cùng lúc.
Các quan chức Tonga cho biết, một số khu dân cư gần khu vực núi lửa hoạt động đều bị san phẳng và ít nhất 3 người đã thiệt mạng.
Trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi núi lửa Hunga Tonga Hunga Ha’apai phun trào, gây ra sóng thần cao đến 14 m, chính quyền Tongan cho biết đảo quốc này đã phải hứng chịu một “thảm họa chưa từng có”.
Việc giám sát thiệt hại đang tiếp tục diễn ra sau thảm họa. Những hình ảnh chụp từ trên không do một chuyến bay giám sát của quân đội New Zealand thực hiện cho thấy một số hòn đảo bị bao phủ hoàn toàn trong tro núi lửa.
Ảnh từ trực thăng cho thấy tro bụi bao phủ hòn đảo. (Ảnh: EPA)
Các nhà chức trách chỉ có thể liên lạc với hòn đảo gặp nạn đầu tiên khi triển khai các tàu tuần tra hôm 17/1. Các cuộc sơ tán vấn đang được tiến hành.
Quân đội New Zealand đang gửi nước ngọt và các nhu yếu phẩm cần thiết khác đến khu vực chịu thiệt hại, nhưng tro bụi phủ trên đường băng ở Tonga có thể khiến các chuyến bay bị trì hoãn. Australia cũng đã cử một tàu hải quân từ Sydney đến Brisbane để chuẩn bị hỗ trợ nếu cần.
Hôm 20/1, một máy bay vận tải C-130 của Lực lượng Không quân New Zealand đã cất cánh từ căn cứ không quân Whenuapai, Auckland đến Tonga. Trước đó, tối 19/1, một số đường dây liên lạc giữa Tonga và quốc tế đã được khôi phục.
Các ước tính thiệt hại vẫn đang được thực hiện. (Ảnh: EPA)
Ảnh vệ tinh trước và sau thảm họa. (Ảnh: EPA).
Tro bụi tiếp tục cản trở công tác cứu hộ. (Ảnh: EPA)
Tonga hứng chịu thiệt hại chưa từng có sau thảm họa núi lửa-sóng thần. (Ảnh: Reuters)
Một ngôi nhà bị tàn phá trên đảo. (Ảnh: Stuff)
Tro bụi bao phủ cây cối ở Tonga. (Ảnh: AP)
Khung cảnh hoang tàn ở một "thành phố" thuộc Vương quốc Tonga. (Ảnh: Twitter)
Tonga đang trong quá trình dọn dẹp những khu vực bị tàn tro dày bao phủ nhưng thiếu nước sạch.
Vụ phun trào xảy ra vào cuối tuần trước, chỉ trong một thời gian ngắn nhưng có sức mạnh lớn. (Ảnh: Twitter)
Một trong những nguyên nhân núi lửa có sức tàn phá khủng khiếp được cho là do dung nham bên trong phải chịu áp lực cực lớn và có nhiều khí bị nén. (Ảnh: Stuff)
(Ảnh: Stuff)